[Diễn đàn] [Diễn đàn] > Nghiên Cứu Công Nghệ Cây Trồng > Công Trình Đang Nghiên Cứu
Điều lệ sinh hoạt   Có bài mới Có bài mới Kênh RSS - Dùng rác gia đình trồng rau
  Tìm kiếm trong diễn đàn   Events   Đăng ký Đăng ký  Đăng nhập Đăng nhập


HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018


VĂN HÓA - QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ NỘI QUY DIỄN ĐÀN RAU SẠCH

Dùng rác gia đình trồng rau

 Trả lời bài  Trả lời bài  Trang  123 460>
Tác giả
Nội dung
 Đánh giá bài viết: Đánh giá: 1 Số phiếu, Average 5.00  Chủ đề  Tìm kiếm Chủ đề Tìm kiếm  Tùy chọn chủ đề Tùy chọn chủ đề
vuthuy0489 Xem từ trên xuống
Ban Quản Trị
<font color=blue>Ban Quản Trị</font>

KIỂM SOÁT VIÊN

Gia nhập: 08 Oct 2009
Địa chỉ: tp hcm
Status: Offline
Points: 1190
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (2) Thanks(2)   Trích dẫn vuthuy0489 Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Chủ đề : Dùng rác gia đình trồng rau
    Đã đăng: 20 Feb 2013 lúc 11:43am
Bài này hay. gửi cả nhà cùng chia sẻ
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/ky-thuat-moi/2013/02/dung-rac-nha-bep-de-trong-cay/

Thứ tư, 20/2/2013 | 10:09 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Dùng rác nhà bếp để trồng cây

Thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học, mỗi gia đình có thể tận dụng các loại rác thải nhà bếp để làm thành chất dinh dưỡng sạch bón cho cây trồng.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung, chuyên viên tư vấn nông nghiệp hữu cơ, Trưởng hệ thống Đảm bảo cùng tham gia (PGS) Việt Nam cho biết: Rác thải nhà bếp như hoa quả dư thừa hoặc hư hỏng, các vỏ như vỏ quả chuối, vỏ cam, vỏ trứng, rồi xương gà, xương lợn đều là nguồn dinh dưỡng tự nhiên sẵn có trong gia đình. Những loại rác này hoàn toàn có thể chế thành các loại dinh dưỡng bón cho cây trồng.

Có nhiều cách sử dụng khác nhau tùy điều kiện mỗi gia đình. Lá, thân, quả và vỏ chuối rất giàu kali và lân là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các loại cây được trồng để lấy hoa và quả. Có thể cắt nhỏ vỏ chuối và vùi vào đất cạnh gốc cây hoặc xay nhuyễn rồi hòa với nước tưới vào đất bổ sung dinh dưỡng cho cây khi chúng ra hoa và quả.

Vỏ trứng là nguồn canxi tự nhiên, xương lợn, gà là nguồn lân hữu cơ, còn đạm thì sẵn trong rau quả. Các gia đình có thể gom vỏ trứng, xương rồi rửa sạch chúng sau đó phơi khô rồi nung chúng trên lửa than tổ ong hoặc cho vào lò nướng sau đó nghiền thành bột để bổ sung vào đất cho cây trồng.

Ngoài ra, có thể gom và cắt nhỏ tất cả các loại rau quả bị hỏng, thừa, vỏ quả sau khi gọt, các cuống rau, bã cà phê, bã chè và cho vào thùng ủ cùng với bột xương, bột vỏ trứng để ở góc vườn nếu gia đình có vườn rộng. Có thể tạo chúng thành dung dịch đã được lên men bằng cách cắt nhỏ vật liệu này cho vào chum/vại cùng với đường tỷ lệ 1: 0,5 để lên men trong 1 tuần, sau đó chắt dịch cốt ra chai để ở nơi mát. Mỗi lần sử dụng lấy 20 - 30 g dịch cốt pha với 10 lít nước phun lên lá. Gia đình cũng có thể sử dụng trực tiếp bằng cách xay nhuyễn chúng và hòa với nước tưới vào đất cho cây sử dụng.

o

Những rác thải từ nhà bếp trộn với nước đem tưới là nguồn dinh dưỡng tự nhiên rất tốt cho cây trồng. Ảnh: Kienthuc.

Sử dụng đúng cách

Theo bà Nhung, nếu làm tốt, khoảng 75% rác thải hộ gia đình có thể thành phân bón hữu cơ hữu ích cho khu vườn hoa và rau trong các hộ gia đình. Quá trình biến chất thải hữu cơ thành phân bón nên được khuyến khích không chỉ vì vấn đề môi trường, mà còn kinh tế và không phải dùng đến hóa chất để nuôi dưỡng cây trồng và rau xanh cho các bữa ăn hằng ngày trong mỗi gia đình.

Tuy nhiên, giống như các dinh dưỡng trong phân bón tổng hợp, dinh dưỡng từ rác thải nhà bếp ảnh hưởng tới cây trồng. Nếu cứ nạp dinh dưỡng tùy tiện cho cây trồng sẽ không phát huy được hiệu quả sử dụng thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ. Vì vậy, khi thực hiện người dân cần lưu ý một số điểm như khi mới trồng cây, nên trộn bột xương, bột canxi vào đất để có nguồn lân giúp bộ rễ phát triển nhanh và tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho các giai đoạn phát triển sau này của cây.

Khi cây trồng còn non và phát triển thân lá, nên lựa chọn những rác thải có nhiều đạm như vỏ hoặc đu đủ, chuối, cam bị hư hỏng, cuộng rau lá xanh như rau muống, cải... để tạo dung dịch tưới vào đất. An toàn nhất là sử dụng dung dịch đã lên men. Khi cây ra hoa, quả cần bổ sung thêm ka li từ lá, thân, quả hoặc vỏ chuối. Tiện nhất là vỏ chuối ăn xong có thể cắt nhỏ trộn vào đất cạnh gốc cây. Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, chống chịu được sự tấn công của sâu bệnh hại.

Việc sử dụng rác thải nhà bếp làm dinh dưỡng cho cây trồng không khó, nhưng vấn đề là các gia đình cần có thói quen tận dụng chúng tạo ra nguồn dinh dưỡng sạch cho cây trồng trong vườn nhà.

Theo Kiến thức


Đã được chỉnh sửa bởi NINA - 23 Jun 2014 lúc 4:59am
Thuy Vu
Quay về đầu
MeBo Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 20 Sep 2012
Status: Offline
Points: 15
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (2) Thanks(2)   Trích dẫn MeBo Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Feb 2013 lúc 1:42pm
Cái này e xin chia sẻ kinh nghiệm ạ:

Vụ dùng rác bón cây thì e làm ngay từ khi mới trồng cây, xuất phát từ việc e nghĩ rác hữu cơ tốt nên tất cả rác hữu cơ e cho tất nên vườn cây, cụ thể là:

Rác nhà em chia làm 2 loại: hữu cơ và vô cơ.
Vô cơ là những thứ k phân hủy được như túi bóng, hộp sữa...chỉ những thứ này là bỏ đi, có để cả tuần cũng k thối, đỡ tốn công đổ rác hàng ngày.
Hữu cơ là tất cả rác phân hủy được: gốc rau, cơm thừa, vỏ trứng, xương gà, xương cá.... e tống hết lên vườn cây, vừa đỡ tốn công đổ rác mà cây lại có cái ăn. E cũng k ngâm ủ gì, cứ vứt tót vào gốc cây, tránh gốc ra để đừng thối gốc, rác dưới tác động của nắng, độ ẩm, vi sinh mà tự phân hủy. Mùa hè, mùa đông hanh khô thì tránh luôn cả thoát hơi nước, mát đất.

E thấy rác gia đình rất có tác dụng bón cây mà đỡ 9 phần công đổ rác hàng ngày.

Cách này e nghĩ rất hay cho vườn k có mái che, lúc nào cũng tràn ngập nắng gió thì k có mùi gì. Còn nhà có mái che chắc cần cầu kỳ hơn trong việc cắt nhỏ, ủ hoai hoai chút.

E chia sẻ chút kinh nghiệm của e như vậy.
Quay về đầu
vuthuy0489 Xem từ trên xuống
Ban Quản Trị
<font color=blue>Ban Quản Trị</font>

KIỂM SOÁT VIÊN

Gia nhập: 08 Oct 2009
Địa chỉ: tp hcm
Status: Offline
Points: 1190
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn vuthuy0489 Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Feb 2013 lúc 2:34pm
Ủng hộ MeBo việc phân loại rác. MeBo làm vậy thì có phải mua phân bón thêm không? Chỉ quăng lên đó chứ có lấp đất không? Chỉ làm rác hoa quả, rau nát hay "cơm thừa canh cặn" hết sạch? Mình thì đang muốn ủ compost để thu rác hữu cơ nhiều nữa mà tay chân yếu quá, chả biết khoan khoáy thế nào.
Thuy Vu
Quay về đầu
lehoanggia Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 22 May 2012
Địa chỉ: Hóc Môn - HCM
Status: Offline
Points: 1585
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn lehoanggia Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Feb 2013 lúc 2:38pm
các bạn có thể sử dụng thêm phân bón vi sinh Thiên Phú 11 của bạn Cua xùa, để tăng cường khả năng phân hủy, rút ngắn thời gian phân hủy, tạo chất dinh dưỡng nhiều cho cây (theo thông tin nsx) mình đang dùng thử loại này để xem hiệu quả ntn.
Quay về đầu
Lá Sen Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 12 Jun 2012
Địa chỉ: Phú Nhuận, HCM
Status: Offline
Points: 4
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Lá Sen Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Feb 2013 lúc 2:46pm

Áp dụng phương châm : "KHÔNG CÓ GÌ LÀ RÁC".. vào trồng trọt, hàng ngày mình tận dụng vỏ rau-củ-quả-trứng, xác hoa cắm bình, lá (kể cả thức ăn thừa.. .nhưng "mặn" và "béo" quá... thì không được) ... mình cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố (hy sinh một máy cũ, dùng riêng).. 

Nhưng các bạn nhớ pha loãng, xới đất xa gốc, tưới dung dịch vào rùi lấp đất lại! Để an toàn cho cây mình chỉ tưới "như vậy" cho các chậu lớn, đường kính > 30 cm, trực tiếp 100% nắng. Những chậu nhỏ hơn hoặc trong bóng râm, nhớ pha thật loãng và hạn chế sử dụng.. vì thời gian phân huỷ chậm! Bằng cách này đất trong chậu tơi xốp, rất nhiều trùn!

Ngoài lan và hoa ra, phần lớn cây kiểng, cây ăn trái, cây thuốc và rau.. nhà mình hoàn toàn không dùng đến URE, NPK; chỉ sử dụng phân bò, phân dơi, phân cá tự ủ, bánh dầu.. ngâm mục. Cây kiểng ở tầng 4 không có mái che và hành lang lối đi công cộng quanh nhà mình vẫn thích nghi, xanh tốt!! Smile





Quay về đầu
MeBo Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 20 Sep 2012
Status: Offline
Points: 15
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn MeBo Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Feb 2013 lúc 3:20pm
Từng viết bởi vuthuy0489 vuthuy0489 Đã được viết:

Ủng hộ MeBo việc phân loại rác. MeBo làm vậy thì có phải mua phân bón thêm không? Chỉ quăng lên đó chứ có lấp đất không? Chỉ làm rác hoa quả, rau nát hay "cơm thừa canh cặn" hết sạch? Mình thì đang muốn ủ compost để thu rác hữu cơ nhiều nữa mà tay chân yếu quá, chả biết khoan khoáy thế nào.


Các phương pháp ủ phân an toàn thì mọi người nói nhiều rồi, làm được như thế thì quá tốt. Nhưng tớ k có thời gian vì như tất cả mọi người đi làm từ sáng đến 6h mới đón con về, cơm nước, con cái nên ít thời gian. Thế nên tớ làm theo cách tối đơn giản:
1. cơm thừa canh cặn dùng tất, canh thì gạn lấy cái, nước đổ đi.
2. Tạp phí lù các loại rác hữu cơ trong nhà (trừ giấy đã in vì mực in có chì) tớ vứt lên vườn tất, cũng k cắt nhỏ gì đâu, tớ cũng k lấp đất đâu, vứt toẹt lên vườn thôi, rác dễ phân hủy thì vài ngày là thành phân, những cây thành gỗ như thân cây rau ngót, rau đay già thì vài tháng mới phân hủy nhưng tớ mặc kệ.  những cái xương lợn to đùng tớ vứt vào gốc bầu bí mà sau vụ đào đất lên trồng cây khác chẳng thấy nó đâu, rễ cây chiu vào trong cái xương ăn chất dinh dưỡng thì xương cũng phân hủy được.
3. Tớ chỉ bón phân cho cây ăn quả, bón thêm phân cá. Thường thì đầu, ruột cá xin về tớ vứt luôn vào gốc cây, lấp ít đất hoặc gốc rau lên. Tớ k thấy mùi gì, lật gốc rau ra thấy rễ cây trắng tinh châu đầu vào ăn, nhìn còn sợ sợ cứ như bộ rễ khủng ấy có thể ăn luôn cả thịt con ngỗng í, từ lần đấy tớ chẳng dám lật ra xem nữa. Xin thừa nhiều đầu cá, phân cá tớ mới ủ để dùng dần. Còn rau ăn lá thì tớ chỉ pha nước giải tưới thôi, mùa xuân thì k cần tưới gì.

Tớ làm đơn giản thế mới theo đuổi việc trồng rau được, chứ làm đúng quy trình kỹ thuật thì tớ chịu luôn, thời gian, công sức đâu mà làm. Tớ k có kinh nghiệm gì trong vụ ủ phân LOL tớ theo chủ nghĩa đơn giản LOL
Quay về đầu
hiepsi Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 19 May 2012
Status: Offline
Points: 575
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (3) Thanks(3)   Trích dẫn hiepsi Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Feb 2013 lúc 3:29pm
Chia sẽ thông tin ai muốn trồng rau theo cách này, khá dể thương.

Nguyên lý:


Thực tế:

Trang web tham khảo:

Định làm 1 cái này để nhà mình biến rác thành rau lâu rồi, nay có bạn nhắc lại, phải xắp xếp làm sớm thôi.
Nguồn Lực Xanh
0989034998
TTH22, Tân Thới Hiệp, Q12, HCM.
Quay về đầu
bitmut Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 13 Jun 2012
Status: Offline
Points: 15
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (1) Thanks(1)   Trích dẫn bitmut Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Feb 2013 lúc 3:48pm
khá giống cách nuôi trùn bằng rác nhà bếp của bác thuycanh.
mà cái ống giữa cho giun ăn, nếu đầy thì xả đáy bằng cách lấy cây chọt từ trên nhẹ nhàng vậy, em nghĩ nó sẽ bị kết khối và rễ cây giữ chặt
Quay về đầu
Cua Xù Bụ Bẫm Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 12 Jan 2013
Địa chỉ: 140 Ngô tất tô
Status: Offline
Points: -6
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Cua Xù Bụ Bẫm Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Feb 2013 lúc 3:49pm
Từng viết bởi Lá Sen Lá Sen Đã được viết:


Áp dụng phương châm : "KHÔNG CÓ GÌ LÀ RÁC".. vào trồng trọt, hàng ngày mình tận dụng vỏ rau-củ-quả-trứng, xác hoa cắm bình, lá (kể cả thức ăn thừa.. .nhưng "mặn" và "béo" quá... thì không được) ... mình cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố (hy sinh một máy cũ, dùng riêng).. 

Nhưng các bạn nhớ pha loãng, xới đất xa gốc, tưới dung dịch vào rùi lấp đất lại! Để an toàn cho cây mình chỉ tưới "như vậy" cho các chậu lớn, đường kính > 30 cm, trực tiếp 100% nắng. Những chậu nhỏ hơn hoặc trong bóng râm, nhớ pha thật loãng và hạn chế sử dụng.. vì thời gian phân huỷ chậm! Bằng cách này đất trong chậu tơi xốp, rất nhiều trùn!

Ngoài lan và hoa ra, phần lớn cây kiểng, cây ăn trái, cây thuốc và rau.. nhà mình hoàn toàn không dùng đến URE, NPK; chỉ sử dụng phân bò, phân dơi, phân cá tự ủ, bánh dầu.. ngâm mục. Cây kiểng ở tầng 4 không có mái che và hành lang lối đi công cộng quanh nhà mình vẫn thích nghi, xanh tốt!! Smile

mình thích cái câu này này Embarrassed



Quay về đầu
hiepsi Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 19 May 2012
Status: Offline
Points: 575
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn hiepsi Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Feb 2013 lúc 3:57pm
Từng viết bởi bitmut bitmut Đã được viết:

khá giống cách nuôi trùn bằng rác nhà bếp của bác thuycanh.
mà cái ống giữa cho giun ăn, nếu đầy thì xả đáy bằng cách lấy cây chọt từ trên nhẹ nhàng vậy, em nghĩ nó sẽ bị kết khối và rễ cây giữ chặt
Chính xác nó cũng nuôi trùn luôn mà. Nếu mình dùng thùng to, rể rau sẽ không mọc vào trong ống được, thiết kế cái lỗ ống có nắp vặn đậy ở đáy nữa, khi cần mở nắp đẩy rác đã phân hủy thành phân trùn ở đáy ống đem bán thành phân trùng quế.... lại có tiền mua thức ăn... lại ra rác..... không biết nghĩ vậy có ok không.
Nguồn Lực Xanh
0989034998
TTH22, Tân Thới Hiệp, Q12, HCM.
Quay về đầu
 Trả lời bài  Trả lời bài  Trang  123 460>
  Share Topic   

Di chuyển nhanh Những sự cho phép của diễn đàn Xem từ trên xuống

Forum Software by Web Wiz Forums® version 11.03
Copyright ©2001-2014 Web Wiz Ltd.

Trang này được hoàn thành trong 0.578 Giây.