Tác giả |
Chủ đề Tìm kiếm Tùy chọn chủ đề
|
mecubin
Member
Gia nhập: 19 Apr 2013
Địa chỉ: Đà Nẵng
Status: Offline
Points: 1
|
Tùy chọn đăng bài
Thanks(0)
Trích dẫn Trả lời
Đã đăng: 20 May 2013 lúc 8:48am |
Cảm ơn thông tin hữu ích, ăn thực phẩm bẩn ô nhiểm độc hại ko thể chết ngay được, nhưng về lâu về dài nó sẽ phát sinh nhiều bệnh không rõ nguồn gốc khó chữa trị, gây ra nhiều cho bản thân và gia đình, làm bao nhiêu tiền cũng ko đủ chữa bệnh nặng hơn là bệnh tật suốt cả cuộc đời. Dạo trước nhà mình hay ăn miến lắm đó cũng là món khoái khẩu, nhưng càng ngày ăn cứ thấy cát nó dính vào ngâm vào nước lạnh trước khi nấu cũng ko hết, có bửa ăn sứt mẻ cả răng thế rồi sợ từ bỏ từ đó không ăn nửa luôn. Còn thịt thì mua về nướng ăn thôi chịu khó xí nhưng an toàn.
|
 |
Hienvu92
Member
Gia nhập: 28 Feb 2013
Status: Offline
Points: -1
|
Tùy chọn đăng bài
Thanks(0)
Trích dẫn Trả lời
Đã đăng: 10 Jun 2013 lúc 2:13pm |
|
VĂN PHÒNG TRỌN GÓI
|
 |
thetri755
Member
Gia nhập: 04 Nov 2012
Địa chỉ: Tây Ninh
Status: Offline
Points: -1
|
Tùy chọn đăng bài
Thanks(0)
Trích dẫn Trả lời
Đã đăng: 13 Jun 2013 lúc 12:16pm |
Ngâm sầu riêng ép chín xưa rồi, giờ tới tiêm ép mít chín : http://www.baodatviet.vn/kinh-te/bao-ve-nguoi-tieu-dung/ky-nghe-bom-thuoc-bat-hang-tan-mit-xanh-phai-chin-2348660/ Cập nhật lúc 07:13, 12/06/2013 Kỹ nghệ bơm thuốc bắt hàng tấn mít xanh phải chín (ĐVO) - “Ở đây toàn “bơm” hóa chất cho mít mau chín thôi!. Đố anh đến đây mà chẻ hết được mít chín!?. Đám mít này chẻ xong lại có đám khác chín. Khi nào mít trên cây hết trái thì mới hết việc…”. Đó là lời khẳng định của một công nhân làm trong vựa mít của ông Nghĩa (trú tại huyện Chơn Thành - Bình Phước). Người công nhân này cho biết thêm, phương pháp làm cho mít chín theo truyền thống như đóng cọc (Còn gọi là đóng nõ), phơi nắng, bôi vôi đầu cuống… hiện nay không được áp dụng mà thay vào đó là kỹ nghệ “tiêm chích” hóa chất để “biến” mít non thành mít chín. Công nghệ này được dân mít ưu tiên hàng đầu.  | Lọ thuốc thông thường cho mít và các loại hoa quả khác chín nhanh, nhưng vẫn chưa phải thần dược! | Theo một công nhân tên Tứ, các công đoạn làm mít thì khâu “nạp” hóa chất là quan trọng nhất bởi cho mít “ăn” hóa chất quyết định đến tiến độ, chất lượng, lợi nhuận của nghề lột mít. “Muốn làm có lời thì phải dùng hóa chất để mít chín nhanh hơn, múi đẹp, ngon. Mít chín nhanh thì tiết kiệm được thời gian và công sức, đương nhiên sẽ tạo ra nhiều thành phẩm, lợi nhuận càng cao”, anh Tứ giải thích.  | Thương lái pha dung dịch trong lọ với nước thành lượng vừa đủ rồi tiêm cho mít. | Anh Tứ giảng giải thêm: “Chẳng hạn, hiện nay trên thị trường thương lái thu mua với giá 19 ngàn đồng/ 1 ký múi thành phẩm thì cháu tính toán làm sao trừ hết chi phí từ khâu mua mít trái, thuê công nhân, tiêm hóa chất, bóc… mỗi ký mít thành phẩm phải thấp hơn giá thu mua của thương lái thì mới có lời”. Theo giải thích của ông Nghĩa không phải loại thuốc nào “chích” vào cũng làm cho mít chín nhanh, đẹp, không bị sượng. “Mới đầu, tôi mua thuốc ngoài chợ thì bị các chủ thu mua chê là sản phẩm không đẹp, chất lượng kém, có vị đắng, trái chín sượng không có lời. Được người bạn giới thiệu mua loại thuốc “lạ” về làm thì không bị lỗ vốn”.  | Tiêm thuốc cho mít non để ép chín sớm chỉ qua 1 đêm. | Để chúng tôi thấy rõ hơn công đoạn trên, ông Nghĩa lấy kim tiêm và một bình thuốc rồi thực hiện các thao tác “hô biến” cho mít. “Hóa chất càng “nặng đô” thì mít càng nhanh chín, màu sắc của nó sẽ đẹp hơn. Thuốc khác phải vài ngày mới chín, nhưng loại này, chúng tôi bơm vào chưa đầy 24 giờ sau là nó chín”. Ông Nghĩa quả quyết.  | Nhưng nhà ông Nghĩa lại dùng loại thuốc khác của Trung Quốc với những thương lái buôn mít khác. | Nói xong, ông Nghĩa đi vào nhà lấy ra bịch thuốc để tư vấn. Bịch thuốc có bao bì màu xanh, trên mặt ghi chằng chịt chữ Trung Quốc và hình ảnh các loại trái cây.  | Hộp thuốc này cũng pha với nước rồi tiêm cho mít nhanh chín và có mùi vị như mít chín tự nhiên. | Bên trong bao bì gồm hai bịch màu trắng không có chữ, mỗi bịch chứa 10 lọ thuốc bé như ngón tay út, trên miệng lọ có màu đỏ. Thuốc này được ông Nghĩa bọc cẩn thận và giấu rất kín bên trong ngôi nhà mình ở.  | Xưởng chế biến mít nhà ông Nghĩa chuẩn bị đem ra chợ bán. | Ông Nghĩa nói: “Mỗi bịch này cháu pha loãng với 10 lít nước. Thuốc này không độc hại gì hết chỉ làm cho trái nó nóng lên … chín thôi(!?). Ở đâu người ta cũng dùng mà! Nên chú cũng sử dụng”. Ông Nghĩa bật mí thêm: "Loại thuốc này lấy bên Trung Quốc. Loại này là nguyên chất phải pha với nước mới dùng được. Mỗi bịch có 100 ngàn thôi à, chích được vài tấn mít ”. Lược theo VietQ
Đã được chỉnh sửa bởi NINA - 05 Feb 2014 lúc 4:46pm
|
Cuộc đời là một trò chơi lớn ....
|
 |
thetri755
Member
Gia nhập: 04 Nov 2012
Địa chỉ: Tây Ninh
Status: Offline
Points: -1
|
Tùy chọn đăng bài
Thanks(0)
Trích dẫn Trả lời
Đã đăng: 13 Jun 2013 lúc 12:18pm |
Còn bài này thì khi đi mua bún nhớ mang theo đèn cực tím  http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/nhip-song/cach-nhan-biet-bun-chua-doc-chat-gay-ung-thu-2821042.html Thứ tư, 12/6/2013 14:38 GMT+7 Cách nhận biết bún chứa độc chất gây ung thư Theo các chuyên gia hóa học, bạn không nên mua loại bún có sợi trắng bóng, óng ánh dưới ánh sáng mặt trời, không có mùi chua. Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập từ các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh, bánh canh xắc trên địa bàn thị xã Tây Ninh trong tháng 5. Kết quả xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở cho thấy có chất huỳnh quang (Tinopal) - một loại hóa chất có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, còn có chất chống mốc (Sodium benzoat) và hàn the. Tiến sĩ Nuyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, Tinopal là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy… vì có màu óng ánh, đẹp. Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm. Lâu nay để tăng độ dai cho bún, người sản xuất thường dùng hàn the và chất tẩy bột trắng sunfit. Chất Tinopal - huỳnh quang cho vào chỉ cải thiện độ bóng bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn về mặt hình thức song chất này rất nguy hại, có khả năng gây ung thư. Đáng lo ngại, bún lại được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân, nhất là trong mùa hè. Còn Sodium benzoat theo quy định của Bộ Y tế là chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng vào một số nhóm thực phẩm như sản xuất mì và các sản phẩm tương tự để chống vi sinh vật, chống thiu và chua.  | Bún có màu trắng bất thường có thể chứa hóa chất gây độc. Ảnh minh họa: Cao Lâm. |
Theo các chuyên gia, bún trước đây làm bằng gạo nguyên chất, sợi bún có màu trắng đục chứ không trong như hiện nay. Bún được làm bằng bột khoai mì tươi, bột lọc sợi bún thường có màu đen, dễ bị nát vụn. Còn loại bún có hóa chất Tinopal nhìn rất trắng, bóng đẹp, hoàn toàn không để lại mùi vị, khi đưa ra ánh sáng mặt trời sợi bún thường trắng óng ánh. Loại bún ngon nhìn thường có màu trắng ngà của bột gạo, làm bằng bột gạo thơm, dẻo và nhanh có mùi chua. Bún có hóa chất Tinopal thì để lâu khó thiu mà sẽ chuyển sang màu xanh, khô cứng. Hóa chất Tinopal nguy hại nhưng lại được các trang mạng rao bán rất nhiều, giá khoảng 600.000 đồng một kg. Theo tiết lộ của một chủ xưởng chuyên làm bún thì hóa chất này có bán tại các chợ đầu mối với tên là Tinopal-DMS, Tinopal-AMS... giá 400.000-550.000 đồng một kg. Phó giáo sư Hoàng Đức Như, Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng TP HCM cho biết, trong danh mục cho phép của Bộ Y tế vẫn có một số chất khác có thể làm trắng bún nhưng đắt tiền nên người sản xuất không chọn. Việc tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Đặc biệt có thể làm tổn thương nhung mao khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng. Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết, nếu ăn bún chứa chất huỳnh quang lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh ung thư. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hơn nữa, đây là một chất dùng trong công nghiệp nên khó tránh khỏi trong đó có chứa các tạp chất gây hại cho sức khỏe. Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại gây ngộ độc cấp tính với liều lượng thấp (khoảng 5g) và ngộ độc trường diễn làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận… Ông Thịnh cho hay chất Tinopal dễ dàng nhận biết vì bản thân chất Tinopal là màu phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal. Với hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the. Theo tiết lộ của một chủ cơ sở sản xuất bún ở Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), quy trình làm bún bắt đầu bằng việc lựa gạo, lựa nước. Bún muốn ngon thì gạo phải được ngâm ủ trong khoảng thời gian 48-72 giờ. Sau đó đem gạo đi xay sẽ được một hỗn hợp bột nước. Sau khi tách nước, hỗn hợp bột còn lại sẽ được cho vào máy ép, kéo sợi. Nước rửa sợi bún sau khi đã được nấu chín phải là loại nước uống được. Làm như thế, bún sẽ có độ dai, giòn tự nhiên và rất ngon. Nhưng hiện nay, thường người ta chỉ ngâm gạo trong vòng vài tiếng để rút ngắn quy trình sản xuất. Sau đó đem xay, tách nước rồi cho bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi. Nhiều cơ sở thay vì dùng bột gạo hoàn toàn còn pha trộn thêm bột mì, bột lọc vì giá rẻ hơn gạo. Ngoài ra sẽ dùng hóa chất để tăng độ hấp dẫn của bún. Hiện giá bún nguyên chất xuất xưởng là 7.000 đồng một kg, bún có pha chế thêm bột mì rẻ hơn 2.000-3.000 đồng. Theo Gia đình & Xã hội Đọc mấy cái còm phía dưới thấy đau lòng cho dân mình quá!
Đã được chỉnh sửa bởi NINA - 15 Jan 2014 lúc 9:43am
|
Cuộc đời là một trò chơi lớn ....
|
 |
Nh Binh Chau
Member
Gia nhập: 02 Jun 2011
Địa chỉ: USA
Status: Offline
Points: 775
|
Tùy chọn đăng bài
Thanks(0)
Trích dẫn Trả lời
Đã đăng: 14 Sep 2013 lúc 6:53am |
Đặc sản miền Tây : “ruồi tránh xa” - “dân tha về” Đã từ rất lâu, cá khô là món ăn dân dã treo giàn bếp của những người dân quê miệt vườn ở vùng Tây Nam Bộ. Nhưng hiện nay, cá khô không chỉ là món "nhà quê", nó được nâng cấp lên thành quà đặc sản mà mỗi du khách khi đến miền Tây đều mua về. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, thông tin sử dụng hoá chất Trichlorfon vốn được dùng trong sản xuất thuốc trừ sâu và diệt côn trùng để bảo quản cá khô khiến nhiều người tiêu dùng choáng váng. Dùng hóa chất diệt côn trùng để bảo quản cá khô Khi biết được thông tin về các loại cá khô đặc sản miền Tây được bảo quản bằng hóa chất độc hại Trichlorfon, người tiêu dùng ở TPHCM bị một phen hãi hùng. Lại thêm một món ăn trong thực đơn ưa thích đã bị nhiễm hóa chất. Có hay không cá khô bị tẩm hóa chất Trichlorfon - một loại hóa chất dùng trong sản xuất thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng? Chúng tôi đã có chuyến thị sát một số cơ sở chuyên bán các loại khô đặc sản miền Tây như: khô cá lóc, cá basa, cá chim, cá sặc ... ở chợ An Đông (quận 5), chợ Bình Tây, chợ Phú Lâm (quận 6) ... Vừa đặt chân vào sạp bán các loại khô bên trong chợ An Đông, chúng tôi được bà chủ ở đây đon đả giới thiệu đủ các loại khô cá đặc sản, cá lóc, tôm, mực ... Thấy dãy khô cá lóc được sắp xếp ngay ngắn ở đầu sạp, tôi tiến lại và hỏi thì được bà chủ tận tình giới thiệu đây là khô cá lóc của An Giang, “hàng mới về, chú cứ lấy về bán, hàng ở đây thì yên tâm không bao giờ thối,mốc meo đâu, có gì cứ đem đến đây đổi lại”. Khi chúng tôi hỏi khô cá để lâu có bị hư không, ngay lập tức, bà chủ sạp bảo đảm sẽ “bao sử dụng 1 năm”. Khi chúng tôi thắc mắc tại sao khô để 1 năm không hư, có bí quyết gì không thì bà chủ sạp khô tỏ ra khó chịu và tìm cách lảng tránh, không trả lời. Rời chợ An Đông, chúng tôi tìm đến chợ Bình Tây (quận 6). Khác hẳn với vẻ khó chịu của chủ sạp chúng tôi vừa gặp, người bán hàng giới thiệu tên Trâm (40 tuổi), chủ sạp bán khô cá lóc ở khu A chợ Bình Tây đã tận tình giới thiệu sản phẩm. Chúng tôi ngỏ ý muốn mua khô cá các loại với số lượng lớn để đem về bán lẻ. Nhưng thấy chúng tôi than phiền, lo lắng chuyện bán hàng chậm, khô sẽ bị hư, mốc là “toi” vốn, để trấn an chúng tôi, chị Trâm tận tình chỉ dẫn cách bảo quản khô để bán được lâu hơn, cũng như cách “tút” lại hàng cũ sao cho giống y như hàng mới. Sau khi tạo được lòng tin, chủ sạp bắt đầu tiết lộ các ngón nghề. Theo đó, để khô giữ được lâu thì cần sử dụng hóa chất Trichlorfon mua ở chợ Kim Biên, rồi pha khoảng 5 muỗng cà phê hóa chất với 10 lít nước và ngâm tất cả khô vừa mua vào khoảng 20 phút, sau đó vớt ra rồi đem phơi nắng. Sau khi phơi xong, chỉ việc bày bán và người bán yên tâm sẽ bảo quản được hơn 1 năm thì không sợ hư. Nhìn sạp khô tràn lan nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ con ruồi nào bâu,trong khi đó sạp bán lạp xưởng ở bên cạnh thì luôn tay xua đuổi ruồi, chúng tôi thắc mắc về việc “ruồi bâu, kiến đậu” thì chị chủ chỉ trả lời ngắn gọn “chất đó ruồi nó kỵ lắm”. Hiện nay, khô cá được bày bán tràn lan trên thị trường từ chợ, siêu thị đến tiệm tạp hoá. Tuy nhiên, việc phân biệt khô cá có sử dụng chất bảo quản Trichlorfon hay không là điều bất khả kháng đối với người tiêu dùng. Khi đứng trước quầy hàng ngổn ngang khô đuối, khô sặc, khô mực, khô cá ba sa ... tôi nhớ một người bạn vốn là dân “phượt” từng thắc mắc, sao trước đây ở chợ quê, người ta thường treo cái quạt cũ, có gắn nilon ở cánh quạt để xua ruồi nhặng, nhưng giờ không cần nữa. Bây giờ đọc được các thông tin về khô cá được “trang bị” Trichlorfon như một cách bảo quản chống côn trùng, tôi giật mình. Hóa ra, vì khô ướp độc chất nên ruồi nhặng cũng sợ chẳng dám ăn. Đầu năm 2013, cơ quan chức năng đã phát hiện các cơ sở sản xuất khô cá quy mô lớn dùng Trichlorfon trong quy trình sản xuất. Chỉ trong vòng một tháng, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang) đã phát hiện khô cá tra bị nhiễm Trichlorfon. Ngày 19. 6, kết quả kiểm tra nhanh đã phát hiện mẫu thử dương tính với hóa chất bảo vệ thực vật. Cơ quan chức năng đã tiêu huỷ 1,034 kgs khô cá tra nhiễm Trichlorfon của cơ sở sản xuất khô cá tra tại khóm Xuân Hòa (thị trấn Tịnh Biên). Trước đó, 2.99 tấn khô cá của các hộ sản xuất ở ấp An Thái, xã Hoà Bình (huyện Chợ Mới) cũng bị phát giác nhiễm Trichlorfon. Ngay từ tháng 12.2011, khi kiểm tra, cơ quan chức năng phát giác mẫu khô của hai cơ sở sản xuất khô tại ấp An Thái có hàm lượng Trichlorfon vượt 8,446.77 microgram (µg)/kg trong khô cá tra và 13,413. µg/kg trong khô cá chim. Đến tháng 5.2013, cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra 8 cơ sở sản xuất khô tại đây, nhưng chỉ kiểm tra được 2 cơ sở (6 cơ sở bất hợp tác), phát giác và tiêu hủy 124 kgs khô cá nhiễm Trichlorfon. Rất khó để biết nguồn hàng từ những cơ sở này đã được phân phối tới đâu. Người tiêu dùng khó có thể phát hiện khô cá có chất Trichlorfon Trichlorfon là một loại hóa chất hữu cơ dùng làm thuốc trừ sâu và diệt các côn trùng như gián, dế, rệp, bọ chét, ruồi... Chất này còn được áp dụng trong chăn nuôi để kiểm soát ký sinh trùng của cá trong môi trường nước với dung lượng được chỉ định. Đây là một loại thuốc bảo vệ thực vật gốc lân hữu cơ đã bị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản từ ngày 17. 3. 2009. Trichlorfon có độc tính cao, dễ dàng hấp thụ qua da, có thể gây dị ứng nặng cho da và các cơn co thắt cơ bắp bất thường. Nếu hít phải chất độc này, nguy cơ xuất huyết đường mũi, ho, tức ngực, thở khó do co thắt ở ống phế quản sẽ xảy ra. Mắt thường tiếp xúc với Trichlorfon cũng sẽ bị chảy máu mắt, mờ mắt dẫn đến mù lòa. Sau khi tiếp xúc với hóa chất này, cơ thể sẽ bị phản ứng trong vòng từ vài phút cho đến 12 giờ. Người nhiễm độc nặng chất sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, nói líu lưỡi, mất phản xạ, suy nhược, mệt mỏi... Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bài tiết không chủ động, rối loạn tâm thần, nhịp tim bất thường, bất tỉnh, co giật và hôn mê, suy hô hấp, dẫn đến tử vong. Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh xác nhận, chất Trichlorfon trong khô cá có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng khi ăn phải. Người sử dụng chất này để tẩm ướp vào thực phẩm là đã vi phạm pháp luật, nhưng nếu muốn xử lý cơ sở có sử dụng chất cấm trong thực phẩm thì phải theo qui trình. Trong khi đó, Tiến sĩ Lê Quang Trí - Trưởng Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, Khoa Công nghệ Thực phẩm thuộc trường Đại học Công nghệ Sài Gòn cho biết: “Trichlorfon là hóa chất dùng trong công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng và tuyệt đối không được sử dụng trong thực phẩm. Việc sử dụng hóa chất Trichlorfon vào công nghệ chế biến thực phẩm là vi phạm nghiêm trọng đối với quy định an toàn vệ sinh thực phẩm”. Theo ông Trần Văn An - Uỷ viên Ban chấp hành Hội Hóa học TPHCM: “Không phải loại khô cá nào cũng chứa hóa chất độc hại, nhưng khó để xác định trong đó có dư lượng vượt mức hay không nếu chỉ nhìn bằng mắt, sờ bằng tay. Cơ quan chức năng các cấp cụ thể cần phải siết chặt trong kiểm tra, quản lý và xử lý nghiêm. Đó là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người dân”. BS Ngô Dũng Cường - Trưởng khoa Cấp cứu hồi sức chống độc, Bệnh viện Đa khoa Triều An cho biết, thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc Trichlorfon từ cá khô, thuốc diệt cỏ, ngộ độc quá liều thuốc và methanol trong rượu giả. Về ngộ độc hóa chất thì mỗi loại hóa chất đòi hỏi phương pháp xử lý khác nhau. Cách phổ biến nhất để sơ cứu nạn nhân ngộ độc hóa chất ngay tại chỗ là gây nôn. Tuy nhiên, Trichlorfon là chất có thể bay hơi nên gây nôn không phải là giải pháp tốt vì nạn nhân vẫn có thể hít dạng khí của chất này ngược vào cơ thể. Cách tốt nhất là đưa người bệnh đến bệnh viện sớm nhất để được súc dạ dày và làm các xét nghiệm cần thiết nhằm có giải pháp điều trị tối ưu. BS Cường cũng lưu ý, khi sơ cứu ngộ độc bằng cách gây nôn, uống nhiều nước muối là một cách khá dễ làm. Tuyệt đối không tự ý móc họng, làm nôn khi nạn nhân đã bất tỉnh. Vì khi mê man, thực quản có phản xạ tự đóng, nếu cố tình làm nôn, nạn nhân dễ bị ngạt bởi chính thứ họ nôn ra. B.T.V
Đã được chỉnh sửa bởi NINA - 21 Jan 2014 lúc 10:00am
|
|
 |
cunnam2006
Member
Gia nhập: 11 May 2010
Status: Offline
Points: 13
|
Tùy chọn đăng bài
Thanks(0)
Trích dẫn Trả lời
Đã đăng: 14 Sep 2013 lúc 9:29am |
trời đất, vì lợi nhuận người ta đã ko từ 1bất kỳ cái gì !!!!!!!!!!!bó tay ??????????
|
 |
Nh Binh Chau
Member
Gia nhập: 02 Jun 2011
Địa chỉ: USA
Status: Offline
Points: 775
|
Tùy chọn đăng bài
Thanks(0)
Trích dẫn Trả lời
Đã đăng: 10 Jan 2014 lúc 11:16pm |
Rau “ăn thuốc” lấn át rau VietGAPThứ bảy, 28/12/2013, 10:20 GMT+7 (Dunghangviet.vn) - Trong khi diện tích rau “ăn thuốc” BVTV ngày càng lớn thì nhiều vườn rau sạch VietGAP gần như bị bỏ ngỏ.
Mùa lễ Tết đang đến gần, nhu cầu về rau ăn lá tăng nhanh chóng, giá bán cũng đội lên. Chính điều này đã khiến không ít người dân đua nhau ép rau nhanh lớn, to, đẹp bằng đủ loại thuốc BVTV độc hại…
CUỐI NĂM... PHUN MẠNH
Tại nhiều xã trên địa bàn huyện Cần Đước (Long An), nơi được coi là vựa rau lớn ở khu vực ĐBSCL, đi đến đâu cũng thấy cảnh tấp nập người dân ra đồng tưới nước, phun thuốc, nhặt lá, vườn nào cũng râm ran tiếng cười nói. Vợ chồng anh Phan Ngọc T. ở ấp Đồng Tâm, xã Long Trạch đang chăm sóc rau trên khu vườn có diện tích khoảng 1.600 m2 chủ yếu trồng cải bẹ xanh.
Khi được hỏi về những thuốc hỗ trợ cho cây phát triển tốt, anh chia sẻ: “Trồng rau thì phải phun thuốc rồi”. Sau đó anh liệt kê các loại thuốc tăng trưởng, thuốc kích thích phát triển, thuốc trừ sâu, thuốc làm bóng lá, làm to cây và đủ loại khác khiến chúng tôi phát hoảng! Càng gần Tết giá rau tăng cao, nông dân càng phun thuốc mạnh
Ngay từ khi cây cải mới nhú, anh đã bón tới 3 loại thuốc hỗ trợ bao gồm thuốc kích thích phát triển bộ rễ, thuốc kích thích phát triển cây, rồi thuốc trừ sâu. Theo lời anh thì phun thuốc trừ sâu ngay từ lúc đầu là điều kiện bắt buộc để cây ít bệnh hơn. Cho nên trong thời gian này, phải phun cho tới khi sâu không còn thì cây mới khỏe, lá đẹp.
Anh kể tên cho chúng tôi đủ loại thuốc trừ sâu khác nhau, từ loại dùng để trị sâu non cho đến những loại thuốc phun khi cây đang phát triển. Tính sơ sơ, trên một cây rau từ lúc non cho tới khi thu hoạch, phải sử dụng gần chục loại thuốc BVTV khác nhau.
Tiếp tục đi sâu vào ấp 3, xã Phước Dân chúng tôi vào vai nông dân đi học hỏi kinh nghiệm trồng trọt. Vào mùa này, rau ăn chính là cải xanh, cải ngọt và rau ngót. Đa số các hộ dân ở đây trồng các loại cải vì thời gian thu hoạch ngắn mà giá thành lại khá cao.
Anh Trần Tấn T., một hộ trồng rau ở đây nói: “Cải xanh thì chỉ chừng 20 - 22 ngày là có thu. Nếu có thuốc kích thích thì thu hoạch sẽ sớm hơn từ 4 - 5 ngày”. Dạo quanh khu vườn nhà anh, những cây cải xanh mướt, bóng loáng, có rất ít cây mắc bệnh.
Anh chia sẻ: “Để cải phát triển nhanh và cho thu hoạch sớm thì dùng thuốc kích thích phát triển bộ rễ, rồi thuốc kích thích tăng trưởng. Cải xanh rất nhiều sâu bệnh nên phải xịt thuốc trừ sâu liên tục, thấy có hiện tượng là phải khử ngay. Còn để cải bóng, cây đẹp thì bơm thêm thuốc làm bóng lá, làm đẹp cây…”.
Vừa nói, anh vừa chạy vào nhà lôi ra cho tôi xem cả thùng thuốc các loại và chỉ lần lượt tên và tác dụng. Gần như chiều nào anh cũng đi phun, không ít thì nhiều. Những cái tên như “E12 Ec - không còn một con sâu”, thuốc “dưỡng rau quả” với quảng cáo “khỏe cây, tốt lá, nở cọng”… Tuy nhiên, nhìn kỹ lại không hề có thành phần hay liều lượng thuốc sử dụng in trong gói thuốc.
VƯỜN VIETGAP BỊ LẤN ÁT
Dạo quanh xã Phước Dân một hồi, chúng tôi chỉ thấy lác đác một số khu vườn thấy đề bảng “Vườn rau VietGAP”. Hỏi ra, nhiều nông dân giải thích rằng, vì nếu làm đúng tiêu chuẩn VietGAP thì thời gian sẽ lâu hơn vì phải làm đủ phương thức như ủ phân, bón phân, rồi rất nhiều quy trình rắc rối khác.
Nông dân Trần Tấn Tài chia sẻ: Có rất nhiều hộ không vào HTX vì họ sợ bị ràng buộc về quy định, quy tắc. Nhất là cái khâu trước khi bán 3 ngày thì không được xịt thuốc nữa. Theo lời anh, nhiều hộ nằm trong HTX cũng đầu tư cả hai loại, tức một phần VietGAP, một phần rau “ăn thuốc”.
"Đầu tư các vườn rau kia để còn bán, chứ cứ đợi làm đúng tiêu chuẩn VietGAP thì nghèo lắm. Nếu sử dụng thuốc mà sâu bệnh không chết, thì họ đâu có cho phun nữa, chẳng lẽ cứ để cây như vậy sao?”, anh Tài đúc kết.
Ngay sát bên nhà anh, gần mặt lộ có rất nhiều hộ không vào HTX. Những hộ này rất ngại tiết lộ về liều lượng thuốc BVTV họ cho rau “ăn” mỗi vụ. Những người này cho rằng, họ được tự do trong việc mua bán, không bị ép buộc bởi các quy định do HTX đưa ra. Anh Bảy (ngụ ấp 3, xã Phước Dân) nói:“Tôi không vào HTX vì nhiều lý do lắm. Quy định dùng thuốc loại nào, phun như thế nào rất rắc rối; trong khi sâu bệnh thì nhiều, nếu làm theo thì chúng tôi thiệt chứ ai thiệt”.
Anh này cũng nói thêm rằng, hiện tại những gia đình có vườn VietGAP chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà có cũng chỉ là một khóm nhỏ, còn hầu hết diện tích đều trồng bình thường, “ăn” thuốc ầm ầm.
Quả thực, nếu không nhìn cả thùng thuốc mà anh Tài đưa ra thì chẳng ai có thể nghĩ một cây rau cần nhiều thuốc BVTV đến vậy. Đi dọc các khu vườn ở đây, chúng tôi thấy có rất nhiều vườn đang trồng dưa leo, ai cũng nói rằng mấy cây này còn phải xịt, phun gấp đôi, vì bệnh hại, sâu bọ nhiều lắm! THUỐC TRỪ SÂU TRUNG QUỐC CHIẾM GẦN 50%!
Theo Bộ NN-PTNT, trong 11 tháng năm 2013, Việt Nam nhập thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 689 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính chiếm 49,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 3,8% so với thị phần của năm 2012. NGÔ TRƯỜNG GIANG Nguồn: Nông Nghiệp
Đã được chỉnh sửa bởi Nh Binh Chau - 10 Jan 2014 lúc 11:33pm
|
|
 |
Nh Binh Chau
Member
Gia nhập: 02 Jun 2011
Địa chỉ: USA
Status: Offline
Points: 775
|
Tùy chọn đăng bài
Thanks(0)
Trích dẫn Trả lời
Đã đăng: 11 Jan 2014 lúc 3:24pm |
Mục kích "ướp xác" cua, thực khách hết dám ăn súp cua, nem cua bể Theo Gia đình & Cuộc sống Có mặt tại cơ sở này, không khỏi rùng mình, sởn gai ốc khi chứng kiến một phần công đoạn "hô biến" từ những loại hải sản ôi thối thành... thịt cua biển "xịn" Thịt ghẹ ươn thối biến thành súp và nem cua bể Giờ đây những món ăn từ thủy sản đặc biệt là được chế biến bằng thịt cua bể như: Súp cua, nem cua, miến cua... đang được không ít cửa hàng, nhà hàng, khách sạn ở Hải Phòng đưa vào thực đơn. Tiếc thay, để lợi nhuận cao, nhiều nhà hàng, khách sạn đã câu kết với một số cơ sở tư nhân biến các loại ghẹ ươn, ghẹ thối thành thịt cua bể "xịn". Bằng các thủ đoạn, trong chốc lát những con ghẹ không thể ăn nổi biến thành đặc sản để phục vụ " thượng đế". Nhóm PV đã thâm nhập thực tế và mục sở thị một cơ sở tư nhân trái phép đang ngày đêm "hô biến" hàng tạ ghẹ đã bốc mùi thành những mẻ thịt cua trắng phau, đến ruồi cũng phải... "ngoảnh mặt" bay đi. Ướp thịt ghẹ như... ướp xác Sau khi nhận được thông tin phản ánh của nhiều người dân ở P. Đông Hải 2 (Hải An, Hải Phòng) và phụ huynh cũng như thầy cô giáo Trường Tiểu học Đông Hải 2 hàng ngày bị tra tấn bởi khói bếp và thứ mùi tanh nồng, khăm khẳm bốc ra từ cơ sở tư nhân chế biến thuỷ sản tại khu vực Hạ Đoạn 2, nhóm PV đã nhanh chóng vào cuộc. Được biết, cơ sở này của gia đình ông bà N.T.T.. Đây là cơ sở tự phát, không được cấp phép, tính đến thời điểm này (tháng 11/2012), đã hoạt động được 5-6 năm. Ban đầu, chỉ có vài người, chủ yếu là người trong gia đình nhưng do hám lợi và nhu cầu của các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn tăng cao nên chủ cơ sở đã mở rộng, thuê thêm nhiều người làm. Đặc biệt, vào các tháng cuối năm và đầu năm là thời điểm cưới hỏi, các cơ quan tổng kết, liên hoan, tiệc tùng rôm rả, lượng nhân công tại cơ sở này cũng tăng lên đáng kể. Có mặt tại cơ sở này, nhóm PV không khỏi rùng mình, sởn gai ốc khi chứng kiến một phần công đoạn "hô biến" từ những loại hải sản ôi thối thành... thịt cua biển "xịn". Trước mắt chúng tôi, 4-5 tạ ghẹ đựng trong những chiếc thùng nhựa xanh, phủ bạt dứa chưa đến ngày chế biến nằm ngổn ngang dưới vỉa hè khiến ruồi nhặng bậu kín bề mặt thùng và trên đống ghẹ bốc mùi. Mùi nồng nặc, khăm khẳm, tanh tưởi bốc lên khiến những người đi ngang qua không khỏi rùng mình, bụm miệng. Thế nhưng, điều ghê sợ nhất với chúng tôi, đó là công đoạn "phù phép" đống ghẹ thối thành đặc sản. Một gã thanh niên lực lưỡng, tay cầm khay hót những mảnh ghẹ rụng gọng dính đầy ruồi nhặng, cho vài chiếc rổ lớn rồi đem ngâm qua thứ nước nhờ nhờ trong chiếc chậu nhựa để dưới lòng đường. Sau đó, anh ta vớt đám ghẹ ra, đổ vào 2 chiếc nồi nhôm đang sôi ùng ục phì khói trên chiếc bếp kiềng tự tạo nấu tại vỉa hè. Khói từ củi đun và mùi tanh nồng bốc lên quyện vào nhau theo gió bay khắp nơi, tạt vào các phòng học của học sinh Trường Tiểu học Đông Hải 2 kế cận. Sau 10 phút luộc, những mẻ ghẹ đen nhẻm, hôi, tanh kia được vớt ra, mang sang vỉa hè bên đường. Ở đó, hơn 10 người đang cặm cụi dùng dao nhọn tách mai, bỏ yếm. Do ghẹ chết từ lâu, đa phần đều ươn, thối, bốc mùi nên thịt ải, đang bị phân hủy rất khó bóc tách thịt nguyên vẹn. Sau khi số ghẹ này được bóc mai, bỏ yếm, chủ cơ sở sử dụng đá cây để cấp đông, với công thức một lớp đá, một lớp ghẹ chín đã sơ chế, cứ thế cho đến khi những chiếc thùng xốp được làm đầy, đóng kín. 4 tiếng, 5 tiếng hoặc lâu hơn nữa tuỳ vào tốc độ bóc tách thịt ghẹ và độ đông kết của thịt ghẹ mà những thùng xốp ghẹ đông lạnh được đổ ra nhanh hay chậm. Việc làm kinh sợ và mất vệ sinh nhất chính là khâu ướp ghẹ chín đã sơ chế bằng chính thứ đá cây được làm bằng nước ao, nước giếng. Nhiều người nhìn cảnh ướp ghẹ ghê rợn đã chắc mẩm, hẳn là, thứ nước nhờ nhờ kia phải chứa một loại hoá chất đặc biệt lắm, bởi, sau khi luộc chín, sơ chế để lộ những phần thịt trắng đầy hấp dẫn nhưng ruồi, nhặng tuyệt nhiên không bu bám mà "ngoảnh mặt" bay đi. Trao đổi với chúng tôi, một người dân sống gần đó thở dài:"Trước đây gia đình tôi thỉnh thoảng rủ nhau đi ăn nem cua bể, miến cua tại nhà hàng ở trung tâm thành phố. Thế nhưng, sau khi thấy cơ sở của nhà bà N.T.T thu mua, chế biến thứ ghẹ này mang giao cho các nhà hàng, khách sạn làm súp cua, miến cua... vợ chồng tôi cạch đến giờ vì sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ". "Vì là hàng xóm láng giềng nên nể nhau không ý kiến, nhưng họ chẳng có ý thức giữ gìn vệ sinh chút nào. Mùi ghẹ tanh tưởi, hôi thối như thế mà họ cứ hồn nhiên đổ ở vỉa hè để chế biến. Thế nên, ruồi muỗi cứ theo nhau hàng đàn kéo đến khiến cả khu phố này chả khác nào cái... bể phốt. Hơn nữa, đã làm từ nhiều năm nay nhưng không thấy cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý. Có ngày họ chế biến tới 2-3 tạ ghẹ. Các chú (tức PV) ngồi đây được tận mắt chứng kiến và ngửi thấy rồi còn gì". chị N.T.P trong tổ dân phố không giấu vẻ bức xúc, cho biết thêm. "Cướp" phần ăn của... lợn Lần theo các kênh cung cấp ghẹ cho một số cơ sở chế biến thuỷ sản tư nhân ở Hải Phòng, chúng tôi tìm ra huyện đảo Cát Hải. Đây được coi là một trong 3 điểm cung cấp ghẹ ươn, ghẹ thối lớn nhất cho thị trường Hải Phòng, bên cạnh các điểm nổi tiếng như Đồ Sơn và tỉnh Quảng Ninh. May mắn, khi ra tới nơi, chúng tôi gặp và làm quen được một tay đổ mối tên là N.V.T người huyện Cát Hải (Hải Phòng) đang thu mua ghẹ, đóng thùng chuyển vào đất liền. Vừa làm, anh T. vừa chia sẻ "thật thà": "Loại ghẹ lông, ghẹ mắt ma chết thối này trước kia chỉ làm thức ăn nuôi lợn. Nhưng bây giờ, lợn bị... cướp mất khẩu phần rồi. Kể ra nghĩ cũng kinh khủng thật. Để thành mồi nhậu cho các "thượng đế", ghẹ ươn, ghẹ thối đã trải qua nhiều công đoạn tẩm ướp bởi vì trong mỗi chuyến vươn khơi của các ngư dân đều có thời gian dài tới cả tháng trời. Ghẹ được đánh bắt lên không còn sống được ướp ngay bằng đạm U-rê cùng với đá cây hoặc một thứ hoá chất do Trung Quốc sản xuất mà ngư dân mang theo. Khi lên được tới bờ, toàn bộ số ghẹ này đều đã ươn và nhiều con bắt đầu chuyển sang màu đen và phân huỷ... Để lọc được thịt và khử mùi chắc chắn các cơ sở chế biến phải "hô biến" lần nữa và lần này mới thực sự nguy hại". Chỉ tay vào đám ghẹ bốc mùi, anh T. hồ hởi:"Không phải ngày nào cũng thu được 1-2 tạ như hôm nay, có đợt chỉ được vài chục cân nên phải tích trữ vài ngày mớí đủ mướn. Tuy giá chỉ bán được 20-25 nghìn đồng/kg nhưng xem ra ngày công vẫn đảm bảo thu nhập". Nhìn những con ghệ lông, ghẹ mắt ma chuyền mầu, chuyển mùi mà anh T. đang nháo nhào đổ vào chiếc thùng nhựa, chúng tôi không khỏi rùng mình khi nghĩ đến những món ăn thành phẩm đẹp mắt vẫn thường cùng tụi bạn "chén chú chén anh" tại các nhà hàng, quán ăn. Chẳng ai có thể đánh giá hết tác hại mà những món ăn đã được phù phép này mang lại, nhưng chắc chắn rằng, đây chính là mầm mống gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người. Thiết nghĩ, bên cạnh việc đề cao cảnh giác của người tiêu dùng, không ngừng nâng cao hiểu biết để trở thành "người tiêu dùng thông thái", chắc chắn cần phải có sự quản lý hiệu quả của các cơ quan chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Có như vậy mới mong kịp thời ngăn chặn và vô hiệu hoá các vụ lừa đảo trong sản xuất, chế biến thực phẩm mất vệ sinh như thế này. Vừa qua, Trung tâm Y tế dự phòng TP.Hải Phòng phối hợp với Sở Thuỷ sản Hải Phòng mở đợt kiểm tra chất lượng VSATTP thuỷ hải sản trên một số tàu cá tại vịnh Cát Bà. Kết quả kiểm nghiệm 7/9 mẫu được ướp bằng phân đạm U-rê gồm 4 mẫu cá, 2 mẫu mực và một mẫu tôm. Kiểm tra tại 15 tàu khác phát hiện có 2 tàu đang vận chuyển tôm có ướp U-rê đang trên đường đưa đi tiêu thụ.
|
|
 |
mehainam2003
Member
Gia nhập: 25 Aug 2012
Địa chỉ: HCM
Status: Offline
Points: 494
|
Tùy chọn đăng bài
Thanks(0)
Trích dẫn Trả lời
Đã đăng: 13 Jan 2014 lúc 9:07am |
Nh Binh Chau Đã được viết:
Rau “ăn thuốc” lấn át rau VietGAP Thứ bảy, 28/12/2013, 10:20 GMT+7 .........................
(Dunghangviet.vn) - Trong khi diện tích rau “ăn thuốc” BVTV ngày càng lớn thì nhiều vườn rau sạch VietGAP gần như bị bỏ ngỏ. |
Đọc bài này xong ớn lạnh xương sống. Thế mới thấy rau của mình ntn. Cám ơn chị đã post lên.
Đã được chỉnh sửa bởi NINA - 21 Jan 2014 lúc 9:54am
|
 |
Nh Binh Chau
Member
Gia nhập: 02 Jun 2011
Địa chỉ: USA
Status: Offline
Points: 775
|
Tùy chọn đăng bài
Thanks(0)
Trích dẫn Trả lời
Đã đăng: 15 Jan 2014 lúc 7:09am |
Ớn lạnh công nghệ chế biến sương sâm lông bằng chân.
Tự trồng sương sâm lông hay mua lá về tự vò lấy. Xưa nay nghe nói nhiều về SSL rất bẩn. Nhưng không thể tưởng tượng được nó bẩn đến thế nầy. BC
Đã được chỉnh sửa bởi NINA - 15 Jan 2014 lúc 9:27am
|
|
 |