[Diễn đàn] [Diễn đàn] > Thư Giãn Cùng Rau Sạch > Thư Viện Ảnh Rau Sạch
Điều lệ sinh hoạt   Có bài mới Có bài mới Kênh RSS - Hoa!
  Tìm kiếm trong diễn đàn   Events   Đăng ký Đăng ký  Đăng nhập Đăng nhập


HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018


VĂN HÓA - QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ NỘI QUY DIỄN ĐÀN RAU SẠCH

Hoa!

 Trả lời bài  Trả lời bài  Trang  <123>
Tác giả
Nội dung Sắp xếp theo thứ tự đảo ngược
  Chủ đề  Tìm kiếm Chủ đề Tìm kiếm  Tùy chọn chủ đề Tùy chọn chủ đề
tigonflowers Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 17 Feb 2011
Địa chỉ: Saitamaken JP
Status: Offline
Points: 13
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn tigonflowers Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 15 Sep 2011 lúc 1:51am
Từng viết bởi caremvn caremvn Đã được viết:

...
- Nhánh hoa tỏi ( Ánh Hồng)


Ủa Caremvn , hôm offline đâu thấy caremvn đem hoa này đi đâu nhở ?


Mua + Bán gây quỹ từ thiện

"Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim."



Quay về đầu
caremvn Xem từ trên xuống
Elite Member
Elite Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 18 Mar 2011
Địa chỉ: bình dương
Status: Offline
Points: 6
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn caremvn Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 10 Sep 2011 lúc 10:18pm
Vậy là phải xuống rồi ... 

Ngày mai là ngày thi cuối khóa lớp Sinh Vật Cảnh và Hoa Lan ... thực hành làm con Rồng, con Phụng ...
Ký tên trực tiếp ... không chuồn được ...

Mai carem mang :
- 20 nhánh hoa thiên lý ( đã dâm sẵn trong bầu đất)
- Hơn 20 nhánh hoa Đăng Tiêu
- Nhánh hoa tỏi ( Ánh Hồng)

Hoa Đăng tiêu nở vào từ tháng 5AL - 10 AL ... mỗi hoa chỉ được 1 tuần, cả một chuỗi hoa thì được 20 ngày ... cứ thế, chuỗi này tàn, chuỗi khác lại ra ... rất đẹp! Hiện tại còn đang nụ nhỏ xíu lú nhú ...
Vườn lan rừng Caremvn-Bến Cát, Bình Dương
ĐT : 0966 211 028. Thông tin Tài Khoản: Nguyễn Thị Tường Vi - Tài khoản số : 550 320 507 7532
NH Agribank - PGD Lai Uyên, Chi nhánh h. Bến Cát, Bình Dương
Quay về đầu
tigonflowers Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 17 Feb 2011
Địa chỉ: Saitamaken JP
Status: Offline
Points: 13
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn tigonflowers Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 10 Sep 2011 lúc 10:11pm
Thumbs Up Ráng đợi caremvn xuống mới về Tongue


Mua + Bán gây quỹ từ thiện

"Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim."



Quay về đầu
caremvn Xem từ trên xuống
Elite Member
Elite Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 18 Mar 2011
Địa chỉ: bình dương
Status: Offline
Points: 6
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn caremvn Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 10 Sep 2011 lúc 9:58pm
Ngày mai, nếu carem có xuống offline được, carem sẽ mang một ít cành hoa Đăng tiêu tặng mọi người ... Loại này dâm cành là sống 100% ...

Vườn lan rừng Caremvn-Bến Cát, Bình Dương
ĐT : 0966 211 028. Thông tin Tài Khoản: Nguyễn Thị Tường Vi - Tài khoản số : 550 320 507 7532
NH Agribank - PGD Lai Uyên, Chi nhánh h. Bến Cát, Bình Dương
Quay về đầu
sauvi Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 09 Sep 2009
Địa chỉ: Đồng Nai
Status: Offline
Points: 71
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn sauvi Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 10 Sep 2011 lúc 9:29pm
Nhìn ảnh cây Hoa hợp hoan trên hơi giống hoa cây Kiều hùng hồng. Cây Mai dương không giống cây trong ảnh trên, thân nó có gai, cây và hoa nó xấu hoắc hà tienlethuy ơi.
Quay về đầu
lehang Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 21 May 2011
Địa chỉ: TPHCM
Status: Offline
Points: 0
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn lehang Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 10 Sep 2011 lúc 9:14pm
Trời ơi, Tigon kỳ công ghê, bao nhiêu là hoa đẹp quá. Cảm ơn Tigon đã giúp mọi người thưởng lãm cho tâm hồn bay bổng tí chút ha.
Quay về đầu
tienlethuy Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 17 Jun 2010
Địa chỉ: TPHCM
Status: Offline
Points: 33
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn tienlethuy Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 10 Sep 2011 lúc 2:27pm
Hoa đẹp lắm. Cám ơn Tigon nhé.Theo mình biết hình như cây HỢP HOAN  thuộc họ Trinh nữ (mimosa), tiếng Việt gọi là Mai Dương. Mai Dương được xếp loại là loài thực vật xâm lấn mạnh nhất trên thế giới. Nơi nào bị Mai Dương xâm lấn sẽ xảy ra tình trạng những loài thực vật khác bị giảm dần diện tích sống và cuối cùng là bị tiêu diệt.


Đã được chỉnh sửa bởi tienlethuy - 10 Sep 2011 lúc 2:33pm
Quay về đầu
Vườn SuSu Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 21 Jun 2011
Địa chỉ: Vũng Tàu - VN
Status: Offline
Points: 1
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Vườn SuSu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 10 Sep 2011 lúc 9:46am
  Hoa đẹp lắm ,cảm ơn tigon đã kì công sưu tầm để mãn nhãn ace trên diễn đàn !
Hãy mãi khát khao,hãy cứ dại khờ...
Quay về đầu
vyvu12 Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 04 Jun 2010
Địa chỉ: AUSTRIA
Status: Offline
Points: 0
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn vyvu12 Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 10 Sep 2011 lúc 2:29am
Cảm ơn tigon đã up những tấm hình tuyệt vời, đúng là thế giới loài hoa luôn làm lòng người dung động, và ko thể ko thốt lên thành lời ĐẸP QUÁ!
chuc vui
Quay về đầu
tigonflowers Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 17 Feb 2011
Địa chỉ: Saitamaken JP
Status: Offline
Points: 13
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn tigonflowers Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 10 Sep 2011 lúc 12:56am

(tiếp theo)

Cẩm chướng đơn

By donga01
Cẩm chướng đơn

Hoa cẩm chướng này có thể gọi là hoa cẩm chướng đơn hay cụ thể hơn hoa cẩm chướng Trung Quốc đơn. Hoa có tên khoa học là Dianthus chinensis. Chữ “đơn” có hai nghĩa: cánh hoa đơn và hoa nở từng bông đơn. Hoa cẩm chướng Dianthus chinensis có hai loại: loại hoa nở từng bông đơn lẻ và loại hoa nở thành một cụm giống như hoa cẩm chướng mỹ nữ.

Basho có bài haiku sau:

youte nen  nadeshiko sakeru  ishi no ue

Tôi dịch như sau:

Say nằm
Những bông cẩm chướng nở
Trên đá

Khi dịch bài haiku này tôi bỗng nhớ tới câu thơ của Đinh Hùng “Tôi sẽ say nằm ngủ dưới hoa”. Basho ở bài haiku này cũng say nằm ngủ dưới những bông cẩm chướng nở. Cẩm chướng còn được gọi là “thạch trúc”, cây trúc đá. Cây trúc đá nở hoa trên đá, và một người uống rượu say ngủ dưới hoa. Thực ra hình ảnh say ngủ dưới hoa là hình ảnh khá phổ biến trong thi ca cổ điển. Dường như đó là thoát tục, lánh khỏi những bận bịu vướng víu với cuộc đời trần tục. Say là hình thức thoát khỏi hiện thực. Người say là người đang trải nghiệm ở một thời gian và không gian khác. Hoa là biểu tượng cho vẻ đẹp. Say ngủ dưới hoa là một giấc mơ. Tất cả hoa, đá và người say đều là thực, nhưng khi chúng đi với nhau, các cái thực đó lại tạo ra một cái ảo như trong một giấc mơ, như ở một thế giới khác, ở một thời gian khác.

Cẩm chướng đơn

Cẩm chướng mỹ nữ

By donga01
Cẩm chướng mỹ nữ

Tìm hiểu về loại hoa này tôi mới biết tên hoa cẩm chướng là tên riêng của Việt Nam. Trước tôi cứ nghĩ cẩm chướng là tên gọi có xuất xứ từ Trung Quốc hay Nhật Bản. Người Trung Quốc gọi hoa cẩm chướng là thạch trúc, còn người Nhật gọi là phủ từ hay thạch trúc tùy theo từng loại. Hoa này không hẳn giống như hoa cẩm chướng thông thường (Dianthus caryophyllus). Chúng nở thành chùm có dạng hình cầu. Tên khoa học của hoa là Dianthus barbatus. Tôi gọi hoa là cẩm chướng mỹ nữ. Cái tên này tôi ghép từ tên gọi “cẩm chướng” của Việt Nam do có chi là Dianthus, và tên “mỹ nữ” từ tên gọi của Nhật Bản “mỹ nữ phủ tử” (bijo-nadeshiko). Người Trung Quốc gọi hoa này là “Ngũ thái thạch trúc” do hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ. Có thể gọi hoa là “cẩm chướng nhung” như một cách gọi ở Việt Nam. Song tôi muốn dùng tên “cẩm chướng nhung” để gọi cho những hoa cẩm chướng trông giống như cẩm chướng mỹ nữ này, nhưng nở thành từng hoa đơn lẻ, không thành một chùm có dạng hình cầu.

Basho có bài thơ sau về hoa cẩm chướng:

shimo no nochi nadeshiko sakeru hioke kana

Bản dịch của tôi:

Sương đọng
Những bông cẩm chướng nở
Lò than gỗ

Bài haiku này là sự liên tưởng khá thú vị. Sương rơi xuống những bông cẩm chướng đang nở, càng làm hoa trở nên rực rỡ, như những viên than đỏ rực trong lò lửa.

Cẩm chướng mỹ nữ

Hoa thủ cầu Nhật

By donga01
Photobucket

Hoa này có tên khoa học là Spiraea japonica, cùng một chi với hoa thủ cầu Spiraea cantoniensis. Do vậy hoa này có thể gọi bằng tên “thủ cầu Nhật”, còn hoa Spiraea cantoniensis có thể gọi là “thủ cầu Quảng Đông”. Thật ra người Nhật gọi hoa này là “Hạ dã” (shimotsuke), là tên gọi một vùng ở Nhật, nơi có nhiều hoa này. Cái tên “thủ cầu Nhật” này cũng không được trọn vẹn lắm, bởi vì còn có hoa Spiraea nipponica. Để khỏi trùng tên nhau, Spiraea nipponica có lẽ phải gọi là “thủ cầu Phù Tang” hay “thủ cầu Đông Doanh” hay “thủ cầu Nhật núi” (suy từ tên Nhật: iwashimotsuke).

Bài haiku sau của Naitoh Toten, một bài haiku hiện đại:

yama-hibari sudatsu shimotsuke-no hana-zakari

Tôi dịch như sau:

Chim sơn tước rời tổ
Hoa thủ cầu Nhật
Nở rộ

Yama-hibari là chim sơn vân tước, có tên khoa học là Prunella montanella. Bài haiku này là sự liên tưởng, giữa tổ chim sơn tước và chùm hoa thủ cầu Nhật. Khi hoa thủ cầu Nhật nở rộ, các nhị hoa tua tủa ra ngoài, như một cái tổ chim.

Hoa dâm bụt cánh kép

By donga01
D&amp;acirc;m bụt c&amp;aacute;nh k&amp;eacute;p

Rất bất ngờ đối với tôi, bông hoa này cũng là hoa dâm bụt Hibiscus syriacus. Nếu không có biển đề tên hoa thì tôi hẳn sẽ rất khó mà nhận ra được. Đây là hoa dâm bụt cánh kép. Tôi không biết người ta phân loại cây cỏ theo những tiêu chí như thế nào. Nhưng nếu quả cây dâm bụt cánh kép này cũng là một loại y như cây dâm bụt cánh đơn thì thật là cũng rất khó hiểu. Nhưng phải tin vào khoa học thôi!

Bài haiku sau của Sampu, một đệ tử của Basho

Te wo kakete orade sugiyuku mukuge kana

Bản dịch của tôi:

Với tay, không ngắt được
Đành đi qua
Hoa dâm bụt

D&amp;acirc;m bụt c&amp;aacute;nh k&amp;eacute;p

Hoa dâm bụt

By donga01
Hoa d&amp;acirc;m bụt

Đây là một loại hoa dâm bụt. Hoa này có tên khoa học là Hibiscus syriacus, thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae). Hoa dâm bụt đỏ thường thấy ở Việt Nam có tên khoa học là Hibiscus rosa-sinensis. Hoa dâm bụt có nhiều tên gọi khác nhau. Vùng Nam bộ còn gọi hoa là bông bụt. Người Trung Quốc và Nhật Bản khá thống nhất gọi hoa dâm bụt Hibiscus syriacus là mộc cận. Một số hoa khác trong chi Hibiscus còn có tên là phù dung. Hoa dâm bụt đỏ phổ biến ở Việt Nam còn được người Trung Quốc và Nhật Bản gọi là phù tang hay Phật tang. Quảng quần phương phổ tuy xếp hoa phù tang vào một mục khác với hoa mộc cận, nhưng đều nói rõ đấy là hoa mộc cận đỏ (chu cận hay xích cận). Tên phù tang là chỉ một thứ cây trong truyền thuyết ở Đông hải, có hoa rực rỡ như mặt trời, lá như lá cây dâu. Cây hoa dâm bụt đỏ cũng có các đặc điểm na ná như vậy, do vậy mà có tên phù tang. Do cây phù tang trong truyền thuyết kỳ lạ cho nên người ta cho rằng đấy là thứ cây của Phật, do đó mà có tên Phật tang. Tang có nghĩa là cây dâu. Tên dâm bụt trong tiếng Việt thật khó truy nguồn gốc. Một thuyết cho rằng “dâm bụt” là biến âm của “dâng bụt” tức là hoa dâng Phật. Tôi không mấy tin vào thuyết này bởi vì, thứ nhất, chưa rõ quy luật biến âm: âng >> âm, và thứ hai, không rõ nguồn gốc hoa dâng Phật có xuất xứ như thế nào. Tôi lại nghĩ rằng cũng có thể từ “dâu Phật” biến âm thành “dâm bụt”. Ở đây chỉ có một điểm chưa rõ là quy luật biến âm: âu >> âm. Còn “dâu Phật” đã có nguồn gốc là Phật tang. Cách gọi của miền Nam “bông bụt”  có lẽ dễ hiểu hơn, bông hoa của Phật. Quảng quần phương phổ còn cho biết hoa dâm bụt này còn được gọi Thuấn hoa, nguyên trong Kinh Thi, bài Hữu nữ đồng xa. Hoa dâm bụt Hibiscus syriacus là quốc hoa của Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn hoa có tên là “vô cùng hoa”. Tiếng Anh gọi hoa là rose of Sharon, theo wikipedia, có xuất hiện từ bản dịch Kinh Thánh.

Nguyễn Trãi có bài thơ  Mộc cận

Ánh nước hoa in một đoá hồng
Vẩn nhơ chẳng bén, bụt là lòng
Chiều mai nở, chiều hôm rụng
Sự lạ cho hay thuyết sắc không

Bài thơ của Nguyễn Trãi là bài thơ Nôm, nhưng tên bài vẫn dùng chữ Hán để gọi tên hoa. Hoa dâm bụt thường được coi là hoa sớm nở tối tàn. Thực ra buổi chiều hoa cụp lại. Nguyễn Trãi viết “bụt là lòng” là có nghĩa gì? Hoa dâm bụt có cái nhị ở giữa hoa, nhất là hoa dâm bụt đỏ, vươn hẳn ra ngoài hoa. Không biết có phải ý Nguyễn Trãi là vậy không?
 

Hoa d&amp;acirc;m bụt

Cẩm tú cầu

By donga01
Photobucket

Đây là hoa cẩm tú cầu quen thuộc. Tên khoa học của hoa là Hydrangea macrophylla, cùng tên với hoa tử dương, chỉ khác một chút phân nhánh. Người Nhật vẫn gọi cẩm tú cầu là hoa tử dương (ajisai). Cẩm tú cầu có khá nhiều màu sắc khác nhau. Hoa nở giữa hè.

Masaoka Shiki có bài haiku sau:

ajisai no ame ni asagi ni tsuki ni aoshi

Bản dịch của tôi:

Hoa cẩm tú cầu
Trong mưa vàng nhạt
Dưới trăng thanh thanh

Dường như đối với bài haiku này hoa cẩm tú cầu không có màu sắc riêng của mình.  Màu hoa hòa vào nền phông xung quanh. Ánh trăng thanh thanh hoa cũng thanh thanh, mưa đổ vàng vàng hoa cũng vàng theo. Tuy lẫn vào nền phông xung quanh, cẩm tú cầu vẫn là cẩm tú cầu, không phải là mưa đang rơi, không phải là ánh trăng đang chiếu. Đấy là hòa mà không đồng. 

Photobucket

Hoa gai lửa

By donga01
Hoa gai lửa

Cái tên “gai lửa” này nghe có vẻ không thích hợp với những chùm hoa trắng. Thật ra tên “gai lửa” không phải do hoa, mà là do quả. Quả cây này có từng chùm màu đỏ hay vàng, có lẽ trông giống như lửa. Tên “gai lửa” có xuất xứ từ cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung. Tên cây trong tiếng Anh là firethorn, còn trong tiếng Trung là “hỏa cức”. Thorn hay cức đều là cây gai, fire hay hỏa đều là lửa. Cây này vốn là cây bản địa ở Trung Quốc, do đó có thể suy ra tên tiếng Anh là tên phát sinh từ tên tiếng Trung Quốc. Cây này trong tiếng Nhật là “quất nghĩ” (tachibana-modoki). Tên khoa học của cây là Pyracantha angustifolia. Hoa gai lửa trông rất giống hoa thủ cầu. Chúng có thể nở thành chùm cầu hay rải rác theo nhánh cây. Nhiều khi nhìn hoa tôi không biệt được. Phải nhìn lá mới biết cây nào là gai lửa, cây nào là thủ cầu. Lá cây gai lửa hơi có gợn răng cưa ở mép lá, còn lá cây thủ cầu có răng cưa lớn ở phần đầu lá.

Tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai có nói đến một loài chim lao mình vào cây mận gai chết. Thực ra tiểu thuyết không nói cụ thể là cây mận gai, chỉ nói đến một thứ cây gai (a thorn tree). Bản dịch tiếng Việt đã quy cây gai thành cây mận gai (Prunus spinosa, blackthorn). Cây mận gai không phải là cây đặc trưng cho loài cây gai. Cây đặc trưng cho loài cây gai là hawthorn (Crataegus), có hoa khá giống hoa cây gai lửa.

Ghi chú: Tiếng chim hót trong bụi mận gai là tên tiểu thuyết được dịch qua bản dịch tiếng Nga: Поющие в терновнике. Терновник là cây mận gai (Prunus spinosa). Bản dịch tiếng Việt qua bản dịch tiếng Pháp có nhan đề Những con chim ẩn mình chờ chết. Hóa ra cuốn tiểu thuyết này chưa có bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Anh. Nhan đề trong tiếng Anh là The thorn birds. Cũng khó dịch ra tiếng Việt.

Hoa gai lửa

Hoa thủ cầu

By donga01
Hoa thủ cầu

Đây là loài hoa mà tôi thấy khó tìm tên gọi tiếng Việt cho nó.  Hoa có tên khoa học là Spiraea cantoniensis, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Tên tiếng Nhật là “tiểu thủ cầu” hay “tiểu thủ cúc” (kodemari). Thủ cầu hay thủ cúc là quả bóng da nhỏ ngày xưa. Có lẽ tương đương với nó ở Việt Nam là quả phết trong trò chơi đánh phết đã thất truyền hay quả cầu mây hiện nay. Tiếng Trung gọi hoa là “ma diệp tú cầu” hay “tú tuyến cúc”. Cả hai tên gọi này tôi đều thấy không thích hợp. Tú cầu đã dùng để gọi cho hoa thuộc chi Hydrangea. Xếp hoa vào dạng hoa cúc cũng không thích hợp. Tôi đành gọi theo tên gọi của Nhật là hoa thủ cầu. Hoa thật ra không có dạng cả một quả cầu đầy đủ, mà chỉ có một phẩn cầu ở trên. Các bông cầu này hay nở cả một dải dài dọc theo nhánh cây. Cây thuộc loại cây bụi. Hoa nở vào khoảng cuối tháng tư, cùng dịp hoa tuyết cầu nở.

Đây là bài haiku của Makoto Kemmoku mà tôi tìm thấy trên mạng, một bài haiku hiện đại:

kodemari y ate no todokazaru yume musu

Tôi dịch như sau:

Hoa thủ cầu
Chưa đến tay
Vô số mộng

Ở bài haiku này có hai chữ “tay”, một trong tên hoa, một ở sau tên hoa. Không phải hoa thủ cầu chưa tới tay, mà là vô số mộng vẫn còn chưa đến tay. Có nghĩa là khi hoa thủ cầu nở, tôi còn muốn mơ thêm nhiều giấc mơ nữa. Những giấc mơ như những bông hoa chi chít trong mỗi cầu hoa, trong những dải cầu hoa trên cây hoa thủ cầu. Giấc mơ cuối xuân đấy là những giấc mơ gì thì tôi không biết. Giấc mộng tầm xuân, biệt xuân hay đón chào một mùa hè đang tới?

Hoa thủ cầu

Hoa tuyết cầu

By donga01
Tuyết cầu

Hoa này có tên khoa học là Viburnum plicatum. Tuy không thuộc chi tú cầu (Hydrangea), hoa vẫn có thể gọi là “tú cầu”. Hình dạng của hoa là một quả cầu trắng muốt, nên chữ “tú” có nghĩa là thêu ngũ sắc có lẽ hơi bị ép.  Nhưng quả thật ngoài màu trắng muốt ra, hoa trông rất giống hoa tú cầu. Tôi gọi hoa là “tuyết cầu”. Cái tên này lấy từ tên tiếng Anh Japanese snowball. Người Nhật gọi hoa là “đại thủ cầu” (oodemari) hay “thủ cầu hoa” (temaribana). Thủ cầu là một loại bóng tròn ở Nhật, trông rất giống cầu mây, thường mang tính trang trí.  Nhưng cái tên “thủ cầu” này tôi sẽ dùng để gọi tên một loại hoa khác. Người Trung quốc gọi hoa là “phấn đoàn”. “Phấn” chỉ màu trắng, “đoàn” chỉ hình tròn. Tôi không thích chữ “đoàn” vì chữ này chỉ hình tròn phẳng, thiếu không gian ba chiều như chữ “cầu”. Hoa này là một trong những loài hoa mà tôi gọi tên ra ngoài truyền thống Trung – Nhật. Hoa này nở vào cuối xuân.

Bài haiku sau của Oka Semei:

mari-yorimo teni atataka-shi temari-bana

Bản dịch của tôi:

Như quả bóng
Trên tay ấm áp
Bông tuyết cầu

Bài haiku này là sự đối nghịch liên tưởng. Bông tuyết cầu trắng muốt như một bông tuyết. Nhưng khi đặt nó trên tay, bàn tay không mát lạnh như tuyết, mà trái lại lại ấm áp như một quả bóng da thật thụ.

Tuyết cầu

Hoa tử dương

By donga01
Tử dương hoa

Hoa này có tên khoa học là Hydrangea macrophylla f. normalis. Về nguyên tắc có thể gọi là hoa tú cầu. Tú là thêu ngũ sắc, cầu là hình cầu. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau cho nên gọi là “tú”. Nhưng tôi không gọi hoa này là tú cầu, vì hình dạng bông hoa không hẳn có hình cầu như những hoa tú cầu khác, chẳng hạn như hoa Hydrangea macrophylla. Tôi gọi hoa này theo kiểu người Nhật gọi, tử dương hoa (tên đầy đủ là ngạch – tử dương hoa, gaku – ajisai). “Tử” là màu tím xanh, “dương” là đối nghĩa với “âm”. Có thể hình dung “dương” như là mặt trời. Một mặt trời tím xanh. Hoa có hình thù rất hay. Vòng ngoài là các bông hoa to có bốn cánh, bên trong là những hoa và nhụy có hình dạng khác hẳn.

Basho có bài haiku sau:

ajisai ya katabira toki no usu asagi

Tôi dịch như sau:

Hoa tử dương nở
Tiết mặc áo mát
Xanh lam

Hoa tử dương nở vào mùa hè. Tiết trời nóng nực. Những chiếc áo kimono mỏng được mang ra mặc có màu xanh phớt tím, như những bông tử dương đang đua nở. Nhà thơ không cho biết ai đang mặc những chiếc kimono mỏng manh xanh tím làm dịu mát mùa hè oi ả. Nhưng tôi hình dung ra các cô gái thanh xuân trong một ngày hè nóng bức. Cái nóng bức không còn ở đây. Chỉ còn những màu xanh tím dịu mát, như hoa tử dương đang nở, như những thanh xuân tươi trẻ trong làn áo mát mắt ngày hè.

Photobucket

Hoa rẻ quạt

By donga01
Hoa rẻ quạt

Đây là hoa rẻ quạt. Cái tên này có lẽ được dịch từ tên “cối phiến” (hi-ougi) của người Nhật. Người Trung Quốc gọi hoa này là “xạ can” có nghĩa là cái mộc đỡ tên bắn. Họ còn đặt biệt danh cho hoa là “giác tiễn lan”, hoa lan giác tiễn, “giác tiễn” là cái kéo. Như vậy có thể thấy tùy theo trí tưởng tượng của con người về hình dạng bông hoa mà có thể gọi hoa bằng các tên khác nhau. Tên khoa học của hoa là Belamcanda chinensis.

Bài tanka sau ở trong Vạn diệp tập, bài số 89, khuyết danh:

Wi akasite
Kimi woba matamu
Nubatama no
A ga kuro-kami ni
Simo va vuru tomo

Bản romaji trên tôi lấy từ quyển The Manyoshu, translated and annotated của J.L. Pierson. Tôi dịch theo bản giải nghĩa bằng tiếng Anh trong quyển sách này:

Ngồi đến tận bình minh
Đợi chờ anh đến gặp
Như những quả rẻ quạt
Mái tóc em đen huyền
Lấm tấm trắng đọng sương

Cây rẻ quạt cho quả đen huyền như những hạt trân châu. Mái tóc của người con gái trong bài tanka đen huyền ví như màu sắc của những quả rẻ quạt. Người con gái đợi chờ suốt đêm người tình của mình, chờ  đến tận bình minh. Những giọt sương đã bám trên mái tóc đen huyền lấm tấm trắng. Sương trên mái tóc đen hay chính mái tóc trong một đêm đợi chờ người yêu tới đã lấm tấm bạc. Đời một người con gái có thể chịu được bao đêm như vậy để một sáng mai chưa thành bà lão bạc phơ mái đầu?

Hoa rẻ quạt

Hoa phong

By donga01
Photobucket

Thông thường khi nói về cây phong người ta hay nói về lá phong mùa thu đỏ hay vàng trông như hoa, như Đỗ Mục từng viết “Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa”, không thấy mấy người nói tới hoa của cây phong. Trong ảnh là hoa của cây phong, nở vào cuối xuân. Hoa phong trông cũng đẹp vậy mà ít người để ý tới. Cây phong này tôi không tra được tên khoa học vì chi Acer nhiều loại quá, nhưng có lẽ tên khoa học của cây phong trong ảnh là Acer truncatum.

Bài haiku sau của Itoh Tohkichi:

ao-zora-ya kaede soyogeba hana-ga aru

Bản dịch của tôi:

Trời xanh xanh
Cây phong trong gió thoảng
Nở hoa

Hoa phong

Hoa nam thiên

By donga01
Hoa nam thi&ecirc;n

Hoa này được gọi là hoa nam thiên (nanten). Tên đầy đủ là Nam thiên trúc. Chữ “trúc” này có hai cách viết: một là chữ “trúc” trong tre trúc, hai là chữ “trúc” trong Thiên Trúc. Hai chữ trúc này nghĩa khác hẳn nhau. Tiếng Anh gọi cây hoa này là Heavenly bamboo hay Sacred bamboo, cho thấy có lẽ “trúc” là tre trúc đúng hơn. Tuy nhiên “nam thiên” chỉ có nghĩa là trời nam. Cây hoa này chẳng có gì giống cây trúc hay liên quan tới cây trúc. Do vậy tên gọi “nam thiên” như người Nhật gọi là hợp lý hơn cả. Tên khoa học của cây là Nandina domestica. Hoa nở vào mùa hè. Lá cây thường là ba lá đối nhau.

Bài haiku sau của Ota Hajo ở thế kỷ 18:

nanten ya yuki no hana chiru chouzubachi

Bản dịch của tôi:

Hoa nam thiên
Những bông tuyết lả tả
Bên chiếc giếng tẩy trần

Chouzubachi đọc theo Hán Việt là thủ thủy bát, không phải là cái giếng như ở Việt Nam. Đấy là nơi nước được dẫn về làm chỗ rửa tay, súc miệng trước khi vào đền hay chùa ở Nhật Bản, một hình thức “tẩy trần” trước khi vào chốn linh thiêng. Thủ thủy bát cũng là một hình thức kiến trúc cổ điển sân vườn ở Nhật Bản. Cây nam thiên nở hoa bên cạnh giếng nước tẩy trần trông như những bông hoa tuyết lả tả rơi xuống đọng lại trên cây.

Ghi chú:
Trúc (竺) còn có nghĩa là cây trúc (竹) bên cạnh nghĩa địa danh Thiên Trúc. Ngoài ra còn có nghĩa chỉ sơn danh, kinh danh, và tên nhạc cụ.

Hoa nam thi&ecirc;n


Quả nam thiên

By donga01
Nam thi&ecirc;n

Hoa nam thiên nở vào mùa hè và đến mùa thu kết thành từng chùm quả. Chùm quả nam thiên trông cũng rất đẹp, như là hoa. Mùa thu không chỉ có lá vàng, không chỉ có hoa cúc, mà còn có cả những chùm quả đỏ. Tất cả đều là những đóa hoa của trời và đất.

Shiki có bài haiku sau:

Akaki mi no hitotsu koborenu shimo no niwa

Tôi dịch như sau:

Chùm quả đỏ
Một quả rơi
Xuống sân sương

Khi dịch bài haiku này tôi chợt nhớ tới mấy câu thơ của Lý Bạch:

Tương tư hoàng diệp lạc
Bạch lộ thấp thanh đài

Nhớ nhau lá vàng rụng
Sương trắng đẫm rêu xanh

Mùa thu của Lý Bạch có lá vàng, có sương trắng, có rêu xanh. Và ở đó là nỗi nhớ khôn nguôi. Mùa thu trong bài haiku của Shiki có chùm quả đỏ và một sân sương. Một quả trong chùm quả rơi xuống sân sương. Một chấm đỏ trên một nền sương trắng. Ở đấy có nỗi nhớ khôn nguôi không? Tôi không biết. Nhưng ở đấy là nỗi niềm tịch mịch, cô quạnh như cái chấm đỏ trên nền sân sương đấy. Đỏ và trắng lạnh. Cháy bỏng và cách xa. Một nỗi buồn man mác của mùa thu đã đến và lại sắp xa, như những giọt sương trên sân.

Bài haiku của Shiki chỉ nói về chùm quả đỏ, không nhất thiết phải là chùm quả nam thiên. Nhưng tôi nghĩ về chùm quả nam thiên, như thứ quả của một loại trúc trồng trong sân, cho lá đỏ và quả đỏ mỗi khi thu về. 
 

Nam thi&ecirc;n

Nam thi&ecirc;n

Ngân biên thúy

By donga01
Ng&acirc;n bi&ecirc;n th&uacute;y

Ngân biên thúy là tên gọi hoa của người Trung Quốc. Thúy là màu xanh biếc, vốn để chỉ một thứ ngọc xanh, ngọc thúy. Ngân biên chỉ rìa lá ánh bạc. Lá thúy diềm bạc, một tên gọi khá đẹp. Người Nhật gọi hoa là sơ tuyết thảo (hatsu-yuki-sou), có nghĩa là cỏ tuyết đầu mùa, một cái tên cũng khá hay. Hoa có tên gọi như vậy vì ánh bạc cứ như là tuyết đầu mùa vừa mới đọng lại trên lá. Có tên liên quan tới tuyết, nhưng hoa lại nở giữa mùa hè nóng nực. Tên khoa học của hoa là Euphorbia marginata.

Bài haiku sau không biết của ai, tôi thấy trên mạng:

karisome no hakugin no yo ya hatsuyukisou

Tôi dịch như thế này:

Mỏng manh
Trong ngân bạc
Cây hoa tuyết đầu mùa

Ngân bạc (bạch ngân – hakugin) vừa chỉ ánh bạc, nhưng cũng có nghĩa là tuyết. Cây hoa như đang ở trong đám tuyết, nhưng lại giữa một mùa hè nắng cháy. Đặc điểm của cây hoa như một nghịch lý với tự nhiên.  

Ng&acirc;n bi&ecirc;n th&uacute;y

Hoa hợp hoan

By donga01
Hợp hoan

Đây là hoa hợp hoan. Thoạt nhìn có thể tưởng đấy là một loại hoa mimosa, nhưng thực ra chúng rất khác nhau. Tên khoa học của hoa hợp hoan là Albizia Julibrissin, không thuộc chi Mimosa. Cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều gọi tên cây này là hợp hoan (nemu-no-ki hay nebu-no-ki). Nemu trong tiếng Nhật còn có nghĩa là ngủ. “Hợp hoan” là trai gái yêu nhau, theo một cách nói khác, cũng là “ngủ”. Cây có tên gọi như vậy vì lá cây khép lại vào buổi tối hay vào lúc trời mưa như đang ngủ. Tên tiếng Anh của hoa là silk flower.

Basho có bài haiku sau:

Kisakata ya  ame ni Seishi ga  nebu no hana

Bản dịch của tôi:

Vịnh Kisakata
Trong mưa Tây Thi
Hợp hoan hoa

Bài haiku này rút từ trong tập ký Đường nhỏ thẳm sâu (Oku no Hosomichi) của Basho. Tôi đọc từ bản dịch tiếng Anh The Narrow Road to the Deep North. Trong tập ký này Basho viết: “Nếu như vịnh Matsushima giống như một người đang tươi cười thì vịnh Kisakata tựa như một nhân vật phẫn uất tràn đầy đau buồn và cô quạnh”. Trong một trận núi lửa phun vịnh Kisakata bị vùi lấp và giờ đây Kisakata đã ở trong đất liền, không còn giống như thời của Basho nữa. Bài haiku viết về vịnh Kisakata trong mưa. Vịnh tựa như nàng Tây Thi trong mưa ngủ. Từ nebu chỉ tên hoa hợp hoan mà cũng có nghĩa là ngủ. Tây Thi nổi tiếng với giai thoại nhăn mặt vẫn xinh. Lúc nhăn mặt đôi mắt tựa như khép lại. Trong mưa nàng Tây Thi ngủ là nói tới vẻ đẹp đầy bí ẩn của Tây Thi. Đáng lẽ nhăn mặt phải là xấu, nhưng nàng Tây Thi lại vẫn đầy vẻ quyến rũ. Vịnh Kisakata trong mưa như vậy, như nàng Tây Thi đang nhăn mặt, tựa như đang ngủ. Ở đây chồng lấn thêm một tầng ý nghĩa khác, trong mưa cây hợp hoan cũng khép lá lại như đang ngủ, như đang chìm trong một giấc mơ hoan lạc. Vịnh Kisakata, nàng Tây Thi, cây hoa hợp hoan như đang cùng nhau say đắm chìm trong giấc mơ hoan lạc dưới mưa. Có vẻ đẹp nào quyến rũ hơn thế chăng?  

Hợp hoan

Thài lài xanh

By donga01
Th&agrave;i l&agrave; xanh
Hoa này là hoa thài lài chính gốc, khác với hoa thài lài tím là tên ngoại suy. Tên khoa học của hoa là Commelina communis. Chi Commelina được gọi là chi thài lài. Tôi không biết “thài lài” có nghĩa gì. Cây hoa này trong tiếng Nhật được gọi là “lộ thảo” (tsuyukusa), có nghĩa là “cỏ sương”, một cái tên khá hay. Hoa này cứ đến chiều là cụp mất. Hình dạng của hoa thài lài này cũng ngộ nghĩnh. Có hai cánh xanh lục ở phía trên,  và nhị hoa dài vươn ra phía dưới. Người Trung Quốc còn gọi cây hoa này là “áp chích thảo”, có nghĩa là “cỏ chân vịt”.

Bài tanka sau ở trong Cổ kim Hòa ca tập, bài số 795, khuyết danh:

yo no naka no
hito no kokoro wa
hanazome no
utsuroi yasuki
iro ni zo arikeru

Bản dịch của tôi:

Ở trong cõi đời này
Tình người là sao vậy?
Phẩm nhuộm làm từ hoa
Những bông thài lài nở
Sắc màu phai bạc mau

Ở Nhật Bản có truyền thống dùng hoa thài lài xanh làm phẩm nhuộm vải vóc, quần áo. Phẩm nhuộm này cho màu không bền, vải vóc quần áo bạc màu rất nhanh. Tình người ở bài tanka này được ví như phẩm nhuộm làm từ hoa thài lài xanh, không bền và dễ nhạt phai. Trong Cổ kim Hòa ca tập còn hai bài tanka nữa, cũng nói đến phẩm nhuộm làm từ hoa thài lài này và cũng được làm ẩn dụ cho tình yêu, tình người chóng thay đổi, nhạt phai. Dường như hoa thài lài xanh trở thành ẩn dụ hay điển tích cho tình người chóng phai nhạt.

Th&agrave;i l&agrave;i xanh

Đào kim ti

By donga01
Đ&agrave;o kim ti

Hoa này có thể gọi là hoa đào kim ti hay hoa đào tơ vàng. Đấy là tên gọi theo kiểu của người Trung Quốc. Nhưng có lẽ gọi là mai kim ti hay mai tơ vàng có khi lại hợp hơn, bởi vì hoa trông giống hoa mai hơn. Hoa có nhị trông như những sợi tơ vàng óng ả, khá dài vươn khỏi đài hoa. Quảng quần phương phổ có 4, 5 dòng chép về hoa này, trong cùng quyển chép về hoa đào. Người Nhật gọi hoa này, đọc theo Hán tự, là “mỹ dung liễu” hay “Vị ương liễu” (biyou-yanagi). “Mỹ dung” là dung nhan đẹp, còn “Vị ương” không rõ có xuất xứ như thế nào. Có thể “Vị ương liễu” để chỉ cây liễu trong cung Vị ương, như trong câu thơ của Bạch Cư Dị “Thái dịch phù dung, Vị ương liễu”, vốn để tả vẻ đẹp của Dương Quý Phi. Cũng hơi lạ là người Nhật gọi cây hoa này thuộc loại “liễu”, nhìn chẳng thấy giống cây liễu thướt tha mềm mại rủ cành. Tên khoa học của cây là Hypericum chinense, cho thấy cây vốn là cây bản địa của Trung Quốc.

Bài haiku sau của Dasoku:

sakide nu bieu-no-yanagi tayotayoto

Bản dịch của tôi:

Nở rực rỡ
Những bông đào kim ti
Mềm mại yêu kiều

Hoa thường hay được liên tưởng tới người phụ nữ. Hoa đào kim ti lại càng khiến người ta tưởng tới những người con gái yêu kiều mềm mại.

Đ&agrave;o kim ti

Hoa lăng tiêu

By donga01
Hoa lăng ti&ecirc;u

Hoa lăng tiêu được trồng ở rất nhiều nơi. Cứ đến giữa hè là hoa nở. Hoa có tên khá hay: lăng tiêu có nghĩa là ráng mây. Hoa có màu sắc tưởng như  màu của một ráng mây chiều. Tên khoa học của hoa là Campsis grandiflora.

Masaoki Shiki có bài haiku sau
 
nouzen ya hitotsu ru tare shi hana kadura

Bản dịch của tôi:

Hoa lăng tiêu
Những nhánh bông rủ xuống
Như những lọn tóc hoa

Bài haiku này liên tưởng rất hay. Những bông lăng tiêu mềm mại rủ xuống trông như những lọn tóc mai của những nàng con gái. Một kiểu tóc ngày xưa. Ngày nay không còn thấy những cô gái để tóc mai rủ xuống hai bên.
 

Hoa lăng ti&ecirc;u

Cỏ trăng soi vàng

By donga01
Nguyệt kiến thảo

Cây hoa này cũng thuộc chi Oenothera như cỏ trăng soi hồng. Tôi gọi là cỏ trăng soi vàng hay cỏ đón đêm vàng. Tên khoa học của cây là Oenothera biennis.  Cỏ trăng soi hồng được trồng lẫn mọc hoang dã, nhưng cỏ trăng soi vàng tôi chỉ thấy mọc hoang dã ở các bãi cỏ, không thấy ai trồng.

Đây là bài tanka trong Cổ kim Hòa ca tập, bài số 772, khuyết danh, qua bản dịch tiếng Anh của Donald Keene:

Although I am sure
That he will not be coming
In the evening light
When the locusts shrilly call
I go to the door and wait

Tôi dịch từ bản dịch tiếng Anh này, hiệu chỉnh đôi chút cho phù hợp với nguyên bản:

Anh sẽ chẳng đến đâu
Mặc dù em biết thế
Khi dế kêu rả rích
Trong màn đêm dần buông
Tựa cửa em vẫn chờ

Bài tanka này không viết về hoa trăng soi hay hoa đón đêm, nhưng lại gợi nhớ tới chúng. Người con gái trong bài tanka đang khắc khoải đón đêm xuống. Mặc dù biết chắc rằng chàng trai sẽ không đến nhưng người con gái vẫn tựa cửa đứng chờ. Tiếng dế càng rả rích, màn đêm càng buông sâu, người con gái càng khắc khoải. Hy vọng mong manh, thậm chí là vô vọng vẫn chờ. Lý trí biết là vô vọng, tình cảm vẫn không nỡ buông xa. Sự khác nhau giữa người con gái và hoa trăng soi ở chỗ bông hoa biết chắc chắn rằng đêm sẽ tới, cứ nở hết mình, đêm không thể không tới. Người con gái không có cái chắc chắn như vậy của hoa. Tựa cửa trong bóng đêm càng lúc càng dày, trong tiếng dế càng lúc càng não ruột, những điểm trang biết có uổng lòng. 

Nguyệt kiến thảo

Cỏ trăng soi

By donga01
Nguyệt kiến thảo

Cây hoa này có tên gọi là “nguyệt kiến thảo” (tsukimisou) hay “đãi tiêu thảo” (matsuyoigusa). Cả hai tên gọi này đều hay. Một tên là “cỏ trăng soi”, còn tên kia là “cỏ đón đêm”. Tôi sẽ gọi cây hoa này là cỏ trăng soi hồng. Tên tiếng Anh là Pink primrose. Tên khoa học là Oenothera speciosa.

Watanabe Suiha có bài haiku sau:

Hokuto tsuyu no gotoshi saki sumu tsukimisou

Tôi dịch như sau:

Bắc Đẩu, những giọt sương
Tựa như nở hết mình
Cỏ trăng soi

Thực ra tôi không hiểu bài haiku này. Bản dịch trên là một cố gắng hiểu. “Hokuto tsuyu” được viết bằng chữ Hán là “bắc đẩu lộ”, theo đúng nghĩa của từng chữ là giọt móc Bắc Đẩu. Có lẽ là, các ngôi sao Bắc Đẩu như những giọt sương trong đêm, nơi đấy cỏ trăng soi đang xòe nở hết mình. Hoa nở trong đêm như các ngôi sao lấp lánh trên trời.

Nguyệt kiến thảo

Nguyệt kiến thảo

Sắn dây

By donga01
Sắn d&acirc;y

Sắn dây là một trong bảy loại rau cỏ đặc trưng của mùa thu (thu thất thảo). Chữ Hán đọc là cát, người Nhật đọc là kuzu, do vậy mà tiếng Anh gọi là kudzu. Truyện Kiều có câu: Tuyết sương che chở cho thân cát đằng. Cát đằng chính là dây sắn. Tên khoa học của sắn dây là Pueraria lobata.

Issa có bài haiku sau:

waga kaki ya uki yo no kuzu no hana zakari

Bản dịch của tôi:

Tường rào nhà tôi
Thế giới phù du này
Sắn dây hoa thịnh nở

Chữ “cát” (sắn dây) đọc là kuzu. Cùng âm kuzu còn có chữ “tiết”, có nghĩa là những thứ vụn vặt, bỏ đi, cặn bã. Ngay ở tường rào đã có thể thấy cái thế giới phù du này, những thứ bỏ đi vẫn rất thịnh, như dây sắn đang trổ hoa khắp cành. Thế giới phù du là một thế giới tạm bợ, vô thường. Nhưng chính trong cái vô thường của phù thế vẫn thường hằng những thứ cặn bã. Cặn bã là cái thường hằng của vô thường.

Sắn d&acirc;y

Thù du

By donga01
Th&ugrave; du

Trước đây tôi từng dịch bài thơ Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn đông huynh đệ của Vương Duy. Lúc dịch bài thơ đó tôi đã không biết cây thù du có hình dạng ra sao. Khi dịch đến câu “Biến sáp thù du thiểu nhất nhân” cũng chỉ hiểu “biến sáp thù du” là ai cũng cắm cành thù du và đã hiểu là cắm cành thù du vào một chỗ để biểu thị tình anh em gắn bó. Đến khi xem bộ phim Hoàng kim giáp tôi mới vỡ ra là người ta gài cành thu du, thực ra là một chùm quả thù du, vào mái tóc. Đó là phong tục của người Trung Quốc vào tiết Trùng dương. Phim không phải chỉ là tác phẩm nghệ thuật đơn thuần, xem phim cũng bồi bổ thêm được nhiều kiến thức nếu chúng ta biết nhận ra những kiến thức trong phim. Tra các từ điển của Trung Quốc biết thêm là người Trung Quốc tin rằng đeo cành thù du vào người trong tiết Trùng dương có khả năng đuổi tà, diệt ác. Giờ đây, đi đây đi đó, đã giúp tôi được nhìn thấy cây thù du, cả cành, cả lá, cả hoa, cả quả. Chỉ tiếc rằng nơi đây không thấy ai giắt cành thù du vào tiết Trùng dương, lên núi cao, uống rượu hoàng hoa. Những phong tục đẹp đã ngày càng một phôi pha.

Quả thù du màu đỏ, kết thành chùm trông khá đẹp mắt. Màu đỏ của quả thù du rất tươi tắn hơn màu đỏ của quả nam thiên. Tên khoa học của cây thù du là Cornus officinalis. Cây thù du này tên đầy đủ là sơn thù du.

Bài thơ Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn đông huynh đệ của Vương Duy: 

九月九日憶山東兄弟
獨在異鄉為異客
每逢佳節倍思親
遙知兄弟登高處
遍插茱萸少一人
王維

Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn đông huynh đệ

Độc tại dị hương vi dị khách
Mỗi phùng giai tiết bội tư thân
Dao tri huynh đệ đăng cao xứ
Biến sáp thù du thiểu nhất nhân
Vương Duy

Bản dịch của tôi:

Ngày chín tháng chín nhớ anh em ở Sơn đông

Đất lạ đơn côi làm khách lạ
Mỗi lần lễ tết nhớ nhà hoài
Vẫn hay huynh đệ lên cao đấy
Đều giắt thù du thiếu một người

Bản dịch này tôi có sửa hai từ so với bản dịch cũ của tôi. Ở bản dịch cũ tôi dịch “giai tiết” là “tiết đẹp”, giờ đổi thành “lễ tết”, và “sáp” dịch là “cắm”, giờ đổi thành “giắt”. “Tiết đẹp” có lẽ ít người Việt nào nói để chỉ các ngày lễ tết. “Cắm” không được chính xác vì ai lại nói cắm cành thù du vào búi tóc. Đông anh em là một hạnh phúc to lớn. Tôi nghĩ về những gia đình chỉ có một con. Tiết Trùng dương tới cũng không có anh em để mà cài cành thù du nhớ tới nhau. Vương Duy là một nhà thơ tôi yêu thích. Thơ của ông tịch mịch, phẳng lặng mà sâu thẳm như nước hồ thu. 

Th&ugrave; du

Hòe bông tím

By donga01
Photobucket

Hoa này không phải là hoe hòe chính gốc. Nó không thuộc chi Sophora hay Styphnolobium. Cây hoa này cũng không phải là cây bản địa của châu Á. Có lẽ tên hòe của nó là tên ngoại suy, kiểu như cây dương hòe. Lá cây hoa này rất giống lá cây dương hòe. Nhưng hoa của cây không hẳn giống hoa hòe thông thường. Người Nhật gọi cây hoa này là “hắc hoa hòe” (kuro-bana-enju), cây hòe hoa đen hay “dứu thu” (itachi-hagi), “thu” là một loại hoa hagi, “dứu” là con chồn, có thể gọi là hoa hagi đuôi chồn do hình dạng của bông hoa giống đuôi chồn. Người Trung quốc gọi cây hoa này là “tử tuệ hòe”, có nghĩa là cây hòe bông tím. Tôi gọi theo cách của người Trung quốc, hoa hòe bông tím. Tên khoa học của cây hoa là Amorpha fruticosa.

Lý Tần có bài Thuật hoài sau:

述懷
望月疑無得桂緣
春天又待到秋天
杏花開與槐花落
愁去愁來過幾年
李頻

Thuật hoài
Vọng nguyệt nghi vô đắc quế duyên
Xuân thiên hựu đãi đáo thu thiên
Hạnh hoa khai dữ hòe hoa lạc
Sầu khứ sầu lai quá kỉ niên
Lý Tần

Và bản dịch của tôi:

Ngắm nguyệt ngờ không được bóng nga
Tiết xuân lại đợi tiết thu qua
Hạnh hoa nở với hòe hoa rụng
Sầu đến sầu đi mấy tuế hoa

Photobucket

Bông phấn

By donga01
Photobucket

Đây là bông phấn. Hoa có rất nhiều màu sắc khác nhau, từ trắng đến hồng, tím, vàng. Người Nhật gọi hoa này là bạch phấn hoa (oshiroi-bana). Có lẽ tên “bông phấn” có xuất xứ từ Nhật. Người Trung Quốc gọi hoa này là tử mạt lị. Mạt lị có nghĩa là hoa nhài, có lẽ vì hoa thoang thoảng thơm. Tên hoa trong tiếng Anh là four o’clock flower hay marvel of Peru. Có tên “hoa bốn giờ” vì hoa nở vào buổi chiều, tầm khoảng 4 giờ. Tên khoa học của hoa là Mirabilis jalapa.

Bài tanka sau của Masaoka Shiki trong tập Những bài ca làng trúc:

yo-arashi no
nagori todomete
utsubuke ni
taorete sakeru
oshiroi no hana

Tôi dịch như sau:

Trận cuồng phong suốt đêm
tả tơi rơi xuống
cả những bông vừa nở
hoa phấn

Photobucket




Đã được chỉnh sửa bởi tigonflowers - 10 Sep 2011 lúc 1:01am


Mua + Bán gây quỹ từ thiện

"Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim."



Quay về đầu
 Trả lời bài  Trả lời bài  Trang  <123>
  Share Topic   

Di chuyển nhanh Những sự cho phép của diễn đàn Xem từ trên xuống

Forum Software by Web Wiz Forums® version 11.03
Copyright ©2001-2014 Web Wiz Ltd.

Trang này được hoàn thành trong 0.266 Giây.