HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018 ![]() |
Kinh nghiệm trồng bầu, bí, mướp và cách chăm bón |
Trả lời bài ![]() |
Trang <1 464748 |
Tác giả |
Đánh giá bài viết: ![]() ![]() ![]() |
Muophuongpdc ![]() Thông tin thành viên
Gửi tin nhắn riêng
Tìm những bài viết của thành viên này
Thêm vào danh sách bạn bè
Member ![]() ![]() Gia nhập: 06 Aug 2012 Địa chỉ: P.Mai - Hà Nội Status: Offline Points: 10 |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
CÂY BẦU SAO CỦA MƯỚPHUONGPDC Lần đầu tiên mình trồng bầu mình đã chọn bầu sao không phải bầu quả dài. Theo một số tư liệu nói bầu sao vòng đời sống được 130-140 ngày. Như vậy mình đang lập kỷ lục mới cho cây bầu của mình. Cây bầu này mình gieo hạt từ cuối tháng 9 năm 2012 (các cụ ta có câu "Muốn ăn bầu trồng đầu tháng 9)đến nay đã là tháng 4 năm 2013 (160 ngày) và hiện tại vẫn tiếp tục đơm hoa kết trái, có lẽ ít nhất nó sẽ tồn tại thêm 1 tháng nữa. Như vậy cây bầu có thể tồn tại được 6 tháng. Sở dĩ nó tồn tại được lâu như vậy là do mình đã áp dụng một mẹo nhỏ. Cây bầu sao ngọn nhỏ, lá nhỏ hơn bầu quả dài và độ bao phủ trên giàn so với bầu quả dài ít hơn. Do vậy với 1 cái giàn khoảng 10-15m thì nên trồng 2 cây. ![]() ![]() Hình ảnh trên là ngày 30/11/2012. Giai đoạn này mình cũng bón thúc lân và kali cũng theo công thức mình đã nói ở trên. Đến 17/12/2012 thì cây bắt đầu cho trái. Giai đoạn đầu cây ra quả các bạn đừng để trái quá to sẽ làm cho bầu nhanh tàn. Giai đoạn này nhớ thường xuyên lấy các loại gốc rau già hoặcc vỏ trái cây băm nhỏ phủ vào gốc để gốc cây luôn giữ được độ ấm. ![]() ![]() Cây ra quả lần đầu mình thu hoạch được 7 trái. Khi cây đang sinh trưởng tốt thì miền bắc bị một trận rét đậm kéo dài 1 tháng, sau khi trận rét đi quá lúc đó nhìn cây bầu như đã chết, lá úa vàng, cằn cỗi. ![]() Nhưng mình không chịu thua. Mình nghĩ rằng với gốc bầu đã lớn và với bộ rễ đã trưởng thành kiểu gì cây cũng phát triển trở lại. Mình đã cắn hết toàn bộ lá già và những nhánh còi cọc chỉ để lại nhánh khỏe và một vài cái lá ở nhánh đó. Mặt khác tiến hàng xới gốc, bón thêm phân lân và phân hoại mục rồi lấy toàn bộ phần lá và nhánh đã cắt xuống thái nhỏ phủ vào gốc cây và tưới nước. Cây đã không phụ lòng người nó đã phát nhánh và tiếp tục cho quả. Lứa quả thứ 2: 9/3/2013 cây tiếp tục cho thu hoạch ![]() Sau khi cắt hết quả mình lại tưới đậm lân đạm kết quả lại khả quan. Cây cho trái lần 3: Ngày 23/3/2013 cho thu hoạch ![]() Sau đợt trái này Mướp cũng tiến hành cắt bỏ hết lá già, nhánh còi chỉ để lại nhánh khỏe (phần nhánh khỏe lần này vẫn xanh tốt không như đợt trước) và xơi quanh gốc cho đứt hết rễ cũ (nhớ là xới xa gốc) để cho nó mọc rễ mới và trộn thêm ít lân và phân hoại mục vào và tưới đậm nước. ![]() Thế rồi nó cũng không phụ lòng người làm vườn lại tiếp tục ra quả. Cây ra quả lần 4: 29/3/2013 bắt đầu ra quả. ![]() ![]() Đã được chỉnh sửa bởi Muophuongpdc - 08 Apr 2013 lúc 9:08pm |
|
![]() |
|
Muophuongpdc ![]() Thông tin thành viên
Gửi tin nhắn riêng
Tìm những bài viết của thành viên này
Thêm vào danh sách bạn bè
Member ![]() ![]() Gia nhập: 06 Aug 2012 Địa chỉ: P.Mai - Hà Nội Status: Offline Points: 10 |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Đây là giàn mướp hương. Tháng 6 năm 2012 Mướp bắt đầu làm vườn và gieo hạt cũng vào thời điểm này. Thời gian đầu chưa biết đến DĐRS nên không biết cách chế thùng xốp của chị BC nên Mướp đã trồng nó vào 1 cái thùng xốp nhỏ xíu như thế này (rộng khoảng 35cm, dài 45cm) và làm thủng 1 lỗ ở đáy.
![]() Đất trồng là đất phù sa trộn với 01kg lân bột và ít phân gà. Cây lên khá tốt và cho nhiều trái ![]() ![]() Nhưng có một vấn đề khá là khó chịu, do mình làm thủng lỗ đáy nên tưới nước cứ chẩy ra ngoài và đất rất nhanh khô, ngày tưới 2 lần không nhằm nhò gì, cứ giữa trưa nắng là cây hét rũ như sắp chết. Mình nghĩ mãi mới ra một cách như thế này: Mình thêm 1 thùng xốp vào cạnh thùng trồng cây mướp và khoét một lỗ thông 2 thùng với nhau và đổ nước vào thùng bên cạnh. ![]() Chỉ có vài ngày rễ đã ra trắng xóa mặt nước. Thế là Mươps khắc phục được bệnh thiếu nước cho cây mướp. Nếu như cây nhà các bạn giữa trưa bị héo lá thì có thể làm theo cách này. Chú ý: Chỉ nên cho một ít kali vào trong nước và đổ nhẹ vào thùng đựng nước, ngoài ra không cần cho gì vào trong nước. Nếu có nước thủy canh thì càng tốt. Do lần đầu trồng chưa có nhiều kinh nghiệm nên cây mướp chỉ ra được 2 lần quả là cây đã tàn. VÀ ĐÂY LÀ CÂY MƯỚP CỦA NĂM NAY NĂM 2013 Mình bắt đầu gieo hạt từ tháng 12. Mướp sẽ up hình từng thời điểm chăm sóc cây để các bạn tiện theo dõi. Cây mướp này mình trồng trong một cái thùng nhựa 80l, cây đã được hạ xuống đất 1m dây và đã leo trên giàn được 2m ![]() ![]() Giai đoạn này tưới theo tỉ lệ: 3 lân +1 đạm + 1 kali, tưới 1 lần/tuần. Cây đã bắt đầu ra rất nhiều quả, hoa đực chưa nở, hoa cái đã dậy thì. Ngày 4/8/2013 cây đã bắt đầu đậu quả, và tiếp tục ra hoa: Thời điểm này phải tăng lượng phân bón, (1,5 chén hỗn hợp/ tuần, chia làm 2 và tưới 2 lần/tuần) Có thể bổ sung khoảng vi lượng vào các ngày khác trong tuần như DDTC. ![]() ![]() Đây là thời điểm cần giữ độ ẩm đến 80% cho cây để cây phát triển tốt và đậu nhiều trái (tưới nước 2 lần/ ngày). Nên cho các loại gốc rau, vỏ hoa quả phủ vào gốc để giữ độ ẩm cho cây. Ngày 17/3/2013: Giàn mướp đã leo kín giàn, cây đã đậu rất nhiều quả và còn rất nhiều hoa cái chuẩn bị mở hoa. Thời kì này cây rất cần nước. Phải đảm bảo cho cây độ ẩm tốt để cây vừa có thể nuôi quả và tiếp tục ra hoa đậu trái. ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Trái đầu mùa ![]() (Đang cập nhật) Đã được chỉnh sửa bởi Muophuongpdc - 17 Apr 2013 lúc 9:17pm |
|
![]() |
|
Muophuongpdc ![]() Thông tin thành viên
Gửi tin nhắn riêng
Tìm những bài viết của thành viên này
Thêm vào danh sách bạn bè
Member ![]() ![]() Gia nhập: 06 Aug 2012 Địa chỉ: P.Mai - Hà Nội Status: Offline Points: 10 |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Trồng rau trên sân thượng đối với nhiều anh chị em đã rất thành công, nhưng đối với các loại cây dây leo như: bầu , bí và mướp có lẽ chưa có nhiều ACE thành công. Theo yêu cầu của một số thành viên Mướp xin chia sẻ kinh nghiệm trồng cây dây leo trên sân thượng của mình để mọi người có thể tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để việc trồng và chăm sóc cây hiệu quả hơn.
PHẦN I - CHUẨN BỊ CHẬU - THÙNG XỐP TRỒNG CÂY Bầu - bí - mướp là loại cây dây leo cần rất nhiều dinh dưỡng và nước trong quá trình sinh trưởng và đơm hoa kết trái. Do vậy chậu trồng phải đủ lớn và chứa được nhiều nước. Chúng ta có thể chuẩn bị một số kiểu chậu trồng cây như sau: 1. Kiểu thùng xốp (theo cách của chị Bình Châu và bác Sâu): Khác với trồng rau, lỗ để thoát nước cho bầu bí nên để cao hơn, khảng cách từ đáy thùng lên khoảng 10-15 cm để thùng có thể chứa được nhiều nước hơn. ![]() (các bạn có thể bỏ bớt cổ chai có miệng ra ngoài thùng xốp, mỗi thùng chỉ cần 4-6 chai là đủ số còn lại vặn nút chai và để vào trong thùng.) 2. Tận dùng chậu sành, xi măng có sẵn trong nhà: Do chậu được thiết kế có lỗ đáy, khi tưới nước thường bị chẩy ra ngoài và không lưu được nước bên trong chậu, đất thường xuyên bị khô. Do vậy ta phải chế lại một chút: ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() 3. Dùng thùng nhựa loại lớn (80lít) Loại này do có chiều dài lên lỗ thoát nước có thể để khoảng 20-25cm so với đáy và có thể để loại chai nhựa to hơn phía trong . ![]() Trong thùng Mướp để 2 chai loại 5l và 1 chai 1l ![]() Thế là xong bước chuẩn bị ta bắt đầu bắt chân, bắt tay vào trồng và chăm sóc nào các bác. ![]() PHẦN II - TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 1- Trồng cây và cách tạo rễ cho cây. - Trước khi trồng dùng 1kg lân bột và 1-2kg phân hoại mục trộn vào đất sau đó phủ một lớp đất lên trên rồi ươm hạt. - Bầu bí là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng nuôi cây. Khi cây leo dài khoảng 2 m thì tiến hành khoanh gốc, lấy kéo cắt tay cuốn, lá rồi hạ 1m xuống chậu (khoanh tròn cuộn dây lại), 1 m còn lại tiếp tục cho leo lên giàn, phủ nhẹ đất vào các đốt. Để dễ uốn cây, Khi cây lên tua cuốn thì cứ kệ nó không cho leo lên giàn vội để cây tự uốn cong xuống mặt đất (làm vậy để khi ta khoanh dây sẽ dễ dàng hơn, cây sẽ không bị gập thân hoặc gẫy gốc). Sau khi cây đã đổ xuống mặt đất thì cho leo lên giàn, khi cây leo được 2m thì tiến hành khoanh dây xuống chậu. Khi các đốt trên thân đã ra rễ thì tiến hành phủ thêm 5-10cm đất lên mặt chậu. Ngoài ra nếu bạn sợ khi uốn, hạ thân cây xuống sẽ bị gẫy thân, gập thân thì có thể làm theo cách sau: ![]() ![]() 2. Chăm sóc cây. Bầu bí nói riêng và các loại cây ăn quả, củ nói chung thì ngoài bón phân hoại mục chúng rất cần các loại phân bón khác như lân và kali. Nếu bầu bí không bón lân và kali chỉ bón đạm cây sẽ ít quả, liều lượng bón cũng phải đúng thời điểm để cây cho nhiều quả và bền cây. Nếu bón không đúng cách cây sẽ cho ít quả và nhanh tàn. Cách bón như sau:( theo kinh nghiệm của Mướp thôi nhé) Bạn nào có ý kiến xin hãy góp ý để việc trồng đạt hiệu quả hơn. Hình ảnh chén đạm (chén uống nước chè nhé loại nho nhỏ thôi không phải chén cơm) ![]() khi cây lên được lá thật thì bắt đầu tưới đạm ( 1 chén hòa với 1 thùng nước khoảng 18 lít). Khi cây bắt đầu bò trên giàn, có dấu hiệu ra hoa thì bắt đầu bón thêm lân và kali cho cây: Công thức 1: 3kg lân bột + 1kg kali + 1kg ure trộn với nhau Liều lượng tưới: - Mùa đông và mùa xuân (hoặc mùa mưa) tiết trời ẩm ướt: 1 chén hỗn hợp hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 1 lần /tuần - Mùa hè, thu: Trời nắng, đất thường xuyên bị khô, cây cần nhiều nước nên có thể chia nhỏ ra tưới thành nhiều lần: Dùng nửa chén hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 2 lần/tuần. - Ngoài tưới lân đạm kali ra thì mỗi ngày nên tưới nước 2 lần sáng và chiều cho cây. Đây là thời kỳ cây bắt đầu đẻ nhánh để chuẩn bị ra quả. Việc bỏ nhánh, bấm ngọn cho cây là cầy thiết . - Cắt bỏ toàn bộ nhánh ở phía dưới giàn để cho thông thoáng, chỉ để lại nhánh phía trên giàn. - Khi ngọn chính của cây leo lên giàn được khoảng 2-3m thì tiến hành bấm ngọn chính của cây để cây đẻ nhiều nhánh mới , còn ngọn của nhánh thì để nguyên. Bước 2. Khi cây bắt đầu ra quả. Liều lượng bón: như công thức 1 nhưng tăng về lượng: khoảng 1,5 chén hòa với 5-7 lít nước tưới 1 lần/tuần. Về mùa hè có thể chia đôi lượng phân bón tưới 2 lần/tuần. Chú ý: Trước khi thu hoạch quả thì phải ngưng tưới lân đạm trước đó 7-10 ngày để tránh dư lượng phân bón trong quả. Bước 3: Sau khi thu hoạch Sau mỗi lần thu hoạch tiến hành tưới đậm lân và đạm, có phân hoại mục bón vào gốc thì càng tốt. Thời kỳ này thân cây đã cứng cáp và bộ rễ phát triển mạnh nên tưới đậm lân đạm là OK Liều lượng: vẫn theo công thức 1 nhưng hòa 2 chén, có thể bổ sung thêm một chút đạm hòa với nước tưới vào gốc Khi cây đã hồi lại, đẻ nhánh thì liều lượng tưới quay lại bước 2. CHÚ Ý: Trồng cây để cho nhiều quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Chậu trồng cây: Chậu rộng chứa được nhiều đất, dinh dưỡng, nước cây sẽ phát triển tốt hơn. - Đất trồng:Khâu làm đất rất quan trọng, đất trồng phải tơi xốp, có nhiều phân hữu cơ hoại mục, đất trong chậu phải luôn giữ ẩm tốt. Nếu đất nghèo dinh dưỡng cây chỉ ra quả được đợt đầu là cây đã tàn. - Nước: Mướp, bầu bí là loại cây cần rất nhiều nước, nước đóng vai trò rất quan trong trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nếu cây thiếu nước quả sẽ kém, quả chưa nở hoa đã thui. ..vv - Chăm bón: Muốn cây phát triển tốt và cho nhiều quả ngay từ ban đầu phải chăm cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu ban đầu cây gầy gò, thân nhỏ, phát triển kém, sâu bệnh, ngộ phân thì yếu tố cho quả cũng sẽ kém. Khi cây trưởng thành cần phải ngắt bỏ ngọn chính để cây để nhiều nhánh, có nhiều nhánh cây sẽ cho nhiều quả hơn. Quả lứa đầu không nên để quá to sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và ra quả lần tiếp theo. Đã được chỉnh sửa bởi Muophuongpdc - 09 May 2013 lúc 9:02am |
|
![]() |
Trả lời bài ![]() |
Trang <1 464748 |
Tweet
|
Di chuyển nhanh | Những sự cho phép của diễn đàn ![]() Bạn Không thể Đăng chủ đề mới trong diễn đàn này Bạn Không thể Trả lời chủ đề trong diễn đàn này Bạn Không thể Xoá bài của bạn Bạn Không thể Chỉnh sửa bài viết của bạn Bạn Không thể Tạo bình chọn diễn đàn này Bạn Không thể Bỏ phiếu bình chọn |