[Diễn đàn] [Diễn đàn] > Thư Giãn Cùng Rau Sạch > Những Câu Chuyện Vui
Điều lệ sinh hoạt   Có bài mới Có bài mới Kênh RSS - Vui
  Tìm kiếm trong diễn đàn   Events   Đăng ký Đăng ký  Đăng nhập Đăng nhập


HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018


VĂN HÓA - QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ NỘI QUY DIỄN ĐÀN RAU SẠCH

Vui

 Trả lời bài  Trả lời bài  Trang  <1 4567>
Tác giả
Nội dung
  Chủ đề  Tìm kiếm Chủ đề Tìm kiếm  Tùy chọn chủ đề Tùy chọn chủ đề
NINA Xem từ trên xuống
Super Moderator
Super Moderator
Ảnh đại diện

Gia nhập: 16 Jul 2010
Địa chỉ: USA
Status: Offline
Points: 617
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn NINA Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Jan 2012 lúc 12:44pm
Có một anh chàng nọ tới Bác sĩ khám bệnh.
Anh nói: "Thưa Bác sĩ, bộ phận phía dưới đã trở thành màu xanh dương ạ!"
Sau khi khám xong.
Bác sĩ nói: *"Bị nhiễm trùng rất nặng, phải cắt bỏ ngay!"*

Anh nói: "Bác sĩ còn cách nào khỏi phải cắt không Bác sĩ?"
Bác sĩ nói: *"Bây giờ anh muốn cắt hay chết?"*
Anh nói: "Thôi được, nhưng làm sao đái?"
Bác sĩ: "Tôi sẽ đặt một ống nylon cho anh."
Làm xong, một tuần sau anh vào tái khám.
Anh nói:* "Thưa Bác sĩ, cái ống nylon cũng trở thành màu xanh dương ạ!"*
Khám lại thật kỹ lưỡng cho anh xong.
Bác sĩ nói: *"Tại cái quần Jean mắc dịch, made in China ra màu!"*
Anh ta gào lên: "Tr...ời!!!"* Rồi anh ngất xỉu.*
Hãy mĩm cười và bước tiếp. NINA
Quay về đầu
Thuy-canh Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 31 Jan 2014
Địa chỉ: Sydney
Status: Offline
Points: 1524
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Thuy-canh Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 13 Apr 2012 lúc 12:47pm

Văn Hoá Chửi Đổng

Nguyễn Hưng Quốc



Ai cũng biết chửi có nhiều hình thức. Hơn nữa, tôi có cảm tưởng, các hình thức ấy càng ngày càng đa dạng. Trước, trong Từ điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes (1651), chỉ có hai từ chửi và chửi mắng; sau, trong Đại Nam Quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895), có thêm chửi bới, chửi rủa, chửi lộn và chửi thề; kèm theo một số thành ngữ như: chửi như tách nứa, chửi như gõ thoi; sau nữa, trong Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (1952), thêm: chửi bâng quơ, chửi vào mặt, chửi tục, chửi vung, chửi xối hay chửi xối xả. Từ điển tiếng Việt của Văn Tân (1963), ngoài một số hình thức chửi trên, còn thêm: chửi bóng chửi gió, chửi chữ, chửi đổng, chửi xỏ. Nhiều nhất là trong Việt Nam từ điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (1970) với một số kiểu chửi mới, chưa thấy trong các từ điển trước: chửi bỏ, chửi bông lông, chửi đùa, chửi khống, chửi lén, chửi tắt bếp, chửi thầm, chửi thề, chửi trổng, chửi vãi, chửi vụng, và chửi xiên chửi xéo. Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng liệt kê một số thành ngữ bắt đầu bằng chữ chửi: Chửi cha không bằng pha tiếng, chửi chó mắng mèo, chửi lắm nghe nhiều, chửi như chó ăn vã mắm, chửi như mất gà, chửi như vặt thịt.
Ngoài ra, có nhiều từ hoặc thành ngữ khá phổ biến ngoài đời nhưng không hiểu sao lại không có trong từ điển: chửi cha, chửi xéo, chửi móc, chửi leo, chửi đông đổng, chửi té khói, chửi không kịp vuốt mặt, chửi như vãi trấu, chửi như tát nước (vào mặt), chửi tưới hột sen, chửi tá lả, chửi tá lả bùng binh, chửi búa xua, chửi tứ tung, chửi tứ tung lung tàng, chửi tùm lum tà la, chửi sa sả, chửi cho tắt đài, chửi thẳng vào mặt, chửi sủi bọt mép, chửi như hát, v.v… (Tôi chỉ nhớ được chừng đó; bạn nào biết được thêm chữ hay thành ngữ nào khác, xin bổ sung giùm.)
Gần đồng nghĩa (nhưng nhẹ hơn) với chửi là mắng. Có mắng nhiếc, mắng mỏ, mắng trả, mắng vốn.
Số lượng từ vựng dồi dào như vậy chứng tỏ việc chửi khá phổ biến và rất đa dạng ở Việt Nam. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các học giả đều đồng ý với nhau: người Việt Nam chửi nhiều. Một số người còn nói thêm: Người Việt không những chửi nhiều mà còn chửi hay nữa.
Trong cuốn Ngôn ngữ và thân xác, xuất bản tại Sài Gòn năm 1968, Nguyễn Văn Trung bàn nhiều về hiện tượng chửi tục của người Việt Nam, trong đó ông nêu lên một nhận xét táo bạo:
“Có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới văng tục, chửi tục nhiều và hay như dân tộc Việt Nam. Đó là một hiện tượng rất phổ thông trong ngôn ngữ hằng ngày và cũng rất phong phú vì gồm rất nhiều lối văng tục, chửi tục, sử dụng rất nhiều chất liệu khác nhau để xây dựng câu chửi, nhưng cũng nhằm rất nhiều ý nghĩa, kể cả ý nghĩa tôn giáo. Do đó, văng tục, chửi tục là một vấn đề quan trọng đòi hỏi một công trình kê khai có hệ thống để giải thích khoa chửi tục của người Việt Nam.”
Nhà văn Võ Phiến thì có hai bài "Chửi" và "Chửi tục", cũng xuất bản trước 1975, sau, in lại trong tập Tuỳ bút 1, do Văn Nghệ xuất bản tại California năm 1986; trong đó, cũng giống Nguyễn Văn Trung, ông cho người Việt không những chửi nhiều, chửi tục mà còn chửi hay nữa.
Hay đến độ, theo Võ Phiến, thời Pháp thuộc, trước năm 1945, có một nhà nghiên cứu người Pháp, sau khi đọc một tập truyện của Thanh Tịnh, thấy trong đó có nhân vật chửi nhau hấp dẫn quá, đã nhờ Thanh Tịnh giúp tìm tài liệu để viết về nghệ thuật chửi bới của người Việt Nam. Cũng theo Võ Phiến, sau này, cuối thập niên 60, linh mục Trương Đình Hoè đã soạn hẳn một luận án tiến sĩ về ý nghĩa của cái chửi Việt Nam tại một trường đại học ở Paris.
Mà, thật ra, không cần nghe các học giả. Chỉ bằng kinh nghiệm bản thân, có lẽ ai trong chúng ta cũng thấy được điều đó. Nếu ở Tây phương (tôi không dám nói các nước Phi châu hay Á châu khác, những nơi tôi chưa từng sống nên không biết), người ta vẫn chửi thề và chửi tục, tuy cũng thô tục và thô bạo, nhưng thường ngắn gọn, ở Việt Nam, chửi thường khá dài và dai, có khi cả tiếng hay nhiều tiếng đồng hồ. Chửi liên tục, ròng rã.
Hồi nhỏ, sống ở miền quê, tôi thường nghe nhiều người chửi như thế. Giận con: chửi. Giận chồng: chửi. Giận hàng xóm: chửi. Chồng ngoại tình, ra trước sân nhà hay có khi ra hẳn ngoài đường, chửi: “Phải chi con đó có bốn vú, hai l. thì mi mê cũng đáng; đàng này nó cũng chỉ có hai vú, một l. như tau thì tại sao mi lại bỏ vợ bỏ con mà đi theo cái con đĩ đó hở cái thằng mất nết mắc dịch kia?”. Đau bụng đẻ cũng lôi chồng ra chửi: “Tau đã bảo đừng rồi, vậy mà cứ lăn xả vào đòi lột quần người ta ra mà ... (tự ý đục bỏ!)… Ới cái thằng mắc toi mắc dịch, cái thằng dê xồm dê cụ kia ( Dong y Den cu~ng de^ xom vay) có giỏi thì chịu cảnh đau đẻ như bà nè!”
Trong văn học, người chửi nhiều nhất có lẽ là Chí Phèo của Nam Cao:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...”
Chí Phèo hay chửi. Nhưng Nam Cao không cho biết là hắn chửi hay hay không. Chúng ta cũng không có “văn bản” lời chửi của hắn để tự mình đánh giá. Nhưng lời chửi của vợ Trương Thi, hàng xóm của Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan thì hay thật:
“Làng trên xóm dưới! Bên sau phía trước! Bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào ở gần đây mà qua, đứa ở xa mà lại, nó day tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi thì buông tha nó ra, không thì tôi chửi cho đơơới !
Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua bà cho nó ăn hãy còn, sáng hôm nay, con bà gọi hãy còn, mà bây giờ mày đã bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì mày buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào thằng tam đại tứ đại nhà mày lên, bà khai quật san bằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đò mỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cái nhà mày cho mà xem. Ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà, thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba, mày xuống âm phủ mày bị quỷ sứ thần linh rút ruột ra, ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ạ!”
Cũng về đề tài mất gà như thế, tôi còn nghe một bài văn chửi gần như là vè. Cũng vần cũng điệu, cũng ngân nga và cũng trầm bổng; nhiều câu chữ y như hai đoạn văn trên của Nguyễn Công Hoan:
Tổ cha mày
Cái đứa đen lòng xanh cật
Mặt sấp mo nang
Rình ngang rình ngửa
Bắt gà của bà
Ở nhà bà
Nó là gà xương gà thịt
Về nhà mày
Nó là thần nanh xanh, mỏ đỏ
Nó mổ mắt mày
Ở nhà bà
Nó là gà gấm gà hoa
Sang nhà mày
Nó là ác cầm ác thú
là cú là cáo
là báo là hổ
Vồ cả nhà mày
Giày cả nhà mày.
Ở Huế, người ta cũng nghe những tiếng chửi như vậy. Có khi có bài bản và vần điệu du dương hơn:
"Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội, họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà lên, trên thiên đàng xếp hàng mà đi xuống, bay hãy vén mái tai, gài mái tóc đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây nè:
Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn hết của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bay ăn chi mà ăn ác nhơn ác nghiệp, ăn một lần một chục rưỡi con gà. Bay ăn cho chồng bay sợ, cho con bay kinh, bay ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ngồi đó mà ăn. Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm... bay ăn mần răng mà hết chục rưỡi con gà?"
Ở miền Trung, hồi nhỏ, tôi được nghe một bài văn chửi mất gà khác với bài vừa kể. Chỉ nhớ loáng thoáng một số câu:
Tổ cha nó
Cái thằng ăn cắp
Nó bắt con gà vàng khoan cổ
con gà nổ khoan lông
nó nấu nồi đồng
nó nấu nồi đất,
nó ăn lật đật
nó trật xương quai
nó lòi bản họng
mà nó cứ tọng vô mồm
cái mồm thối mồm tha
mồm ma mồm quỷ
mồm đĩ mồm chó
Tổ cha nó!
Hầu hết các lời chửi ở trên đều không nhắm vào một đối tượng cụ thể nào cả. Chửi như thế gọi là chửi đổng (hay chửi đông đổng, chửi trổng, chửi khống).
Nếu hiện tượng chửi đổng như thế từng phổ biến ở nông thôn, thì, ở thành thị, nó có vẻ thưa thớt hơn. Mức độ thành thị hoá càng cao, nó lại càng thưa thớt. Lúc ấy, chúng ta thường nghe những tiếng chửi thề hay chửi tục nhưng lại hiếm khi nghe những bài văn chửi lê thê, vần vè và vu vơ như trước.
Nhưng chửi đổng có chết hẳn không?
Không. Nó không chết. Nó chỉ biến tướng. Nó “bác học hoá”, xuất hiện trên báo chí; và gần đây, được “hiện đại hoá”, xuất hiện trên mạng. Có cảm tưởng một số người mở website hay blog chỉ để làm mỗi một việc: chửi đổng. Chửi hết người này đến người khác. Cứ chửi bâng quơ, vu vơ, không khống. Như những tiếng sủa ủng oẳng của những con chó dại. Xin nói ngay: Hình tượng và chữ “sủa” ấy không phải của tôi. Có người dùng như thế rồi. Không phải là dùng cho người khác. Mà là tự nhận cho chính họ: Họ thích sủa gâu gâu. Gần như ngày nào cũng viết vài câu gâu gâu. Người khác trách, họ trả lời một cách thản nhiên: Thích, họ cứ sủa. Và hứa: sẽ còn sủa tiếp, dài dài. Ai chửi, mặc kệ: “Chả sao!”
Nói như là đe doạ.
Nghe những lời chửi mất gà ngày xưa, thấy vui. Nhưng nghe những lời đe doạ như thế trên mạng, chỉ thấy thảm. Bạn có nghĩ vậy không?
Quay về đầu
hungdv Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 22 Aug 2011
Địa chỉ: Cầu Giấy,Hà Nội
Status: Offline
Points: 44
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn hungdv Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 13 Apr 2012 lúc 2:28pm
-----------------
Quay về đầu
TrungTruc Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 23 Apr 2012
Địa chỉ: Hà Nội
Status: Offline
Points: 470
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn TrungTruc Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 02 May 2012 lúc 7:34pm
Tongue                            BÀI THƠ 7 CHỮ  "  V "
                        
                   Vun vén vội vàng về với vợ
                   Vợ vui vuốt ve vợ vỗ về
                   Vờ vịt vụng vể vào vén vay
                   Vùng vằng vợ vẩy vỡ........
                                (  Mời các bác diền vào chỗ ... )
Thành
Quay về đầu
Thuy-canh Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 31 Jan 2014
Địa chỉ: Sydney
Status: Offline
Points: 1524
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Thuy-canh Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 24 Jul 2012 lúc 8:52am

Đi ăn tiệm

Gene Perret

 

Đi ăn tiệm là một điều thú vị phải không các bạn? Người ta nấu nướng mọi thứ cho bạn, dọn lên trên bàn cho bạn thưởng thức... và rồi sau đó còn dọn dẹp, rửa chén cho bạn nữa chứ... Đã thì thôi... Tất cả những điều bạn phải làm chỉ là nhai, nuốt và sau cùng là trả tiền. Nhưng thưa các bạn... những điều tôi vừa kể trên đã cuốn theo chiều gió hết rồi... Và đây là câu chuyện của tôi...

Một chiều cuối tuần nọ, sau khi lãnh lương, tôi bèn quyết định một cách hạnh phúc là thay vì nấu ăn ở nhà như thường lệ, tôi sẽ rủ cô bạn gái đi ăn tiệm. Xin thưa với các bạn đó là lần đầu tiên tôi đi ăn tiệm. Khi tôi đến tiệm ăn thì trời ơi... tôi có cái cảm tưởng như là đang lạc vào bát quái trận đồ của Hoàng Dược Sư trên Đào Hoa Đảo. Người hầu bàn, ăn mặc còn sang trọng hơn tôi nũa, chào đón tôi:

"Xin chào quí khách, 2 người phải không ạ?"

Tôi hãnh diện đáp: "Vâng, 2 người."

Anh ta hỏi tiếp: "Hút thuốc hay không hút thuốc?

Tôi trả lời ra vẻ như không bao giờ hút thuốc:

"Không, tôi không hút thuốc."

Người hầu bàn tiếp tục hỏi:

"Ngài thích ngồi ở khu vực trong nhà hay ngoài trời?"

Tôi trả lời như là mình có một quyết định đúng đắn:

"Tôi thích ngồi ở trong hơn là ra ngoài."

Anh ta phụ họa:

"Đúng đấy, thưa ngài" Và hỏi tiếp:

"Ngài thích ngồi ở phòng ăn chính, ở bao lơn có mái che hay là trong khu nhà kiếng chan hòa ánh nắng của chúng tôi."

Đến đây thì tôi hơi lúng túng:

"Hmm... để coi..."

Anh ta đề nghị:

"Tôi có thể sắp cho Ngài ngồi ở khu nhà kiếng với phong cảnh tuyệt vời."

Tôi hưởng ứng và đi theo anh ta:

"Tôi nghĩ anh nói đúng đấy."

Anh ta lại hỏi tiếp:

"Bây giờ Ngài thích nhìn ra sân golf hay muốn nhìn cảnh mặt trời lặn trên bờ hồ hay là cảnh núi non hùng vĩ?..."

Tôi nghĩ thầm là lần này hãy để nó chọn phứt đi cho xong, đỡ phải lúng túng:

"Chỗ nào anh thấy đẹp là được rồi!"

Thật ra anh ta đặt chúng tôi ngồi hướng về sân golf hay bờ hồ hay núi non gì đó tôi cũng cóc biết vì lúc đó trời đã tối bên ngoài.

Lúc sau, một người hầu bàn khác trẻ hơn, cũng ăn mặt bảnh hơn tôi, đến bàn tôi và nói:

"Kính chào quí khách. Tôi là Paul. Chiều nay tôi sẽ phục vụ quí khách. Quí khách có muốn ngồi ngắm cảnh thêm vài phút trước khi đặt món ăn hay không?"

Tôi nói ngay:

"Không, tôi đang đói lắm. Tôi là dân lao động. Mang lên cho tôi một dĩa thịt bò với rau và khoai tây nướng."

Anh ta hỏi thêm:

"Ngài muốn dùng thêm súp hay rau trộn?"

Tôi đáp ngay: "Rau"

Anh ta cứ hỏi:

"Chúng tôi có rau xanh nhiều loại, củ dền đỏ, cà chua... Ngài có thích trộn với tôm không?"

Tôi xẳng giọng: "Rau xanh thôi, OK?"

Anh ta đáp: "Vâng thưa Ngài. Có dầu giấm không?"

Tôi không muốn kéo dài cuộc khẩu cung này nữa:

"Bất cứ cái gì cũng được."

Anh ta cứ nói:

"Chúng tôi có dầu giấm kem Ý, phó mát xanh, giấm chua Pháp...

Tôi cướp lời:

"Đem bất kỳ thứ nào làm tôi ngạc nhiên là được..."

Anh ta vẫn đứng đó:

"Dầu giấm kem Ý là loại đặc biệt của chúng tôi. Như thế có được không thưa Ngài?"

Tôi cộc lốc: "Ừ"

Anh lại hỏi: "Còn khoai tây thì sao..."

Tôi thừa biết cái gì sắp xảy ra nên không muốn anh ta đứng lải nhải nữa:

"Tôi chỉ muốn khoai tây nướng mà thôi, hiểu chưa? Không có cái giống gì kèm theo nữa hết"

Anh ta cứ hỏi: "Không bơ, Không kem chua à?"

Tôi gằn giọng: "Không."

Anh ta vẫn hỏi: "Không để hành luôn à?"

Tôi hết chịu nỗi nên phải quát lên:

"Không. Anh không hiểu tôi nói gì à? Tôi không muốn cái gì với khoai tây hết. Cứ mang ra cho tôi khoai tây nướng với thịt bò là được rồi."

Anh ta lại chỉa mũi dùi sang thịt bò:

"Ngài muốn 200 gram, 250 gram hay 350 gram thưa Ngài?"

Tôi trả lời cho có: "Bao nhiêu cũng được."

"Ngài muốn tái, tái vừa vừa, vừa, vừa chín hay chín hẳn thưa Ngài?"

Tôi không thể nào chịu được nữa:

"Ê... Tao nổi cơn rồi đấy nhé..."

Anh ta vẫn không tha tôi: "Ngài thích cải xanh, bắp hay cà rốt chung với thịt bò?"

Như giọt nước làm tràn ly nóng giận, tôi ném khăn ăn xuống đất, đứng phắt lên, xắn tay áo, xông vào anh ta và giở giọng võ biền:

"Ê... Mày muốn ra ngoài sân chơi tay đôi không, thằng dai như đỉa kia?"

Trời ơi, đến nước này mà anh ta cũng không thể không hỏi ý kiến tôi:

"Vâng, thưa Ngài. Ngài thích ở bãi đậu xe, ngoài đường nhỏ hay đường lớn đối diện với nhà hàng, thưa Ngài?"

Tôi nói: "Tao thích ngay tại đây...", và đấm anh ta một cái. Anh ta né rồi phản công bằng một cú móc tay trái vào hàm tôi... Các bạn thân mến, đó là lần đầu tiên trong cái đêm nghiệt ngã đó anh ta đã không hỏi tôi thích bị đấm ở đâu... Tôi choáng váng ngã xuống ghế trong khi các người khác tới kéo anh hầu bàn đó ra.

Tôi có cảm giác ai đó nới lỏng cà vạt tôi ra, mở nút áo cổ và vả nhẹ vào mặt tôi... Khi tôi hoàn tỉnh, tôi thấy trước mặt tôi là gương mặt lo âu của viên phụ trách các tên hầu bàn đêm đó... Ông ta xin lỗi ráo riết và đề nghị mua nước uống cho tôi, gọi y tá hay bất cứ cái gì tôi muốn...

Tôi lúng túng nói: "Không, không... đừng gọi ai đến hết... cho tôi ly nước là được rồi..."

"Vâng thưa Ngài, có ngay", ông ta hớn hở đáp lại sự đòi hỏi quá dễ thực hiện của tôi.

Và ông ta tiếp: "Ngài thích nước suối nhập cảng, nước soda, nước chanh hay nước lọc?"!!!!!!!?

 

 

 


Quay về đầu
NINA Xem từ trên xuống
Super Moderator
Super Moderator
Ảnh đại diện

Gia nhập: 16 Jul 2010
Địa chỉ: USA
Status: Offline
Points: 617
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn NINA Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 09 Aug 2012 lúc 8:59am



















Đã được chỉnh sửa bởi NINA - 09 Aug 2012 lúc 9:00am
Hãy mĩm cười và bước tiếp. NINA
Quay về đầu
Thuy-canh Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 31 Jan 2014
Địa chỉ: Sydney
Status: Offline
Points: 1524
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Thuy-canh Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Nov 2012 lúc 11:28am
Hệ-thống tưới-tiêu hoàn-toàn... thiên-nhiên.Bác Sâu với em Hùng thử chưa?

Quay về đầu
Thuy-canh Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 31 Jan 2014
Địa chỉ: Sydney
Status: Offline
Points: 1524
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Thuy-canh Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 20 Nov 2012 lúc 12:16pm

Hình như Thầy có kêu lên thưởng kẹo nữa.
Quay về đầu
Thuy-canh Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 31 Jan 2014
Địa chỉ: Sydney
Status: Offline
Points: 1524
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Thuy-canh Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 15 Dec 2012 lúc 12:53pm
BÀI VĂN GÂY KINH HOÀNG TRÊN NET




Bài văn có ý tưởng độc đáo, đáng chú ý và suy nghĩ về vấn đề xã hội, tâm lý và giáo dục
Bài văn của một nữ học sinh trung học phổ thông với đề bài: "phân tích truyện Thánh Gióng" vừa được phát tán trên mạng, được xem như “bài văn lạ, mới", gây xôn xao cộng đồng mạng.
Nguyên văn bài viết như sau (xin đăng nguyên văn, kể cả một số từ tạm gọi là “lỗi từ vựng” của thế hệ 9X):
http://www.baocalitoday.com/images/stories/news_pictures/01-04-11_Cali_Wed/thnh%20ging.jpg
Photo courtesy: Giao Duc Viet Nam
 
“Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc. Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc khối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool - thần tượng của em!
Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy!
Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán.Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội.
Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…
Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho. Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít! Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay. Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu. Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn. Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo... Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận. Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.
Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?
Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ?
 
 
Nhận xét của giáo viên: "Bài không những lạc đề mà tư tưởng có vấn đề! Đề nghị gia đình chú ý giáo dục! 0 điểm”.
 

Quay về đầu
Thuy-canh Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 31 Jan 2014
Địa chỉ: Sydney
Status: Offline
Points: 1524
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Thuy-canh Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 17 Dec 2012 lúc 10:28am
Những bí mật không mấy hay ho ở nhà hàng
Monday, December 10, 2012 5:06:16 PM



Có bao giờ bạn đi ăn ở nhà hàng và tự hỏi khay bánh mì dọn cho mình có phải bánh mì mới không, hay tại sao người chạy bàn tự nhiên biến mất kiếm hoài không thấy.

Một người chạy bàn mang thức ăn cho khách ở Alioto's Seafood Restaurant ở San Francisco, California. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)
Một cựu nhân viên chạy bàn tiết lộ một số bí mật không mấy hay ho của các nhà hàng, và một số điều làm cho bạn phải ngạc nhiên.
Debra Ginsberg, người từng làm nghề chạy bàn trong suốt 20 năm, kể lại tất cả kinh nghiệm trong tập hồi ký “Waiting: The Confession of a Waitress”. Từ một tiệm ăn hạng xoàng, cho đến nhà hàng 5 sao, Ginsberg đều từng kinh qua. Bà kể những nỗi kinh hoàng, từ khúc bánh mì rớt xuống đất lượm lên đặt lại vào khay, đến việc các nhân viên nựng nịu nhau trong suốt ca làm việc.
Ginsberg san sẻ những bí mật gây sốc của các nhà hàng trong nhiều năm làm việc.
Từ bánh mì đến bơ, sau khi từ bàn của khách dọn xuống bếp, cái nào khách chưa đụng đến sẽ được đem dọn lại lên bàn của khách mới.
Yêu đương tình ái là chuyện thường tình ở dưới bếp, không lạ gì đôi khi người chạy bàn bỗng nhiên biến mất, không phải để phục vụ một bàn khác mà bận bịu với một nhân viên. Họ âu yếm giữa các thực phẩm và thức ăn ở chung quanh.
Từ nhân viên chạy bàn đến đầu bếp, họ có tuân thủ theo khẩu hiệu “phải rửa tay thường xuyên” không? Chưa hẳn vậy! Bà Ginsberg nói: “Ðây là một sự kiện đáng buồn. Theo tôi điều này xảy ra khá thường đối với đầu bếp hay người làm thức ăn ở trong bếp. Họ từ phòng vệ sinh đi ra mà không hề rửa tay.”
Nếu có gọi rượu khai vị martini thì chớ kêu thêm trái olive vì theo bà Ginsberg, chúng thường là đồ cũ và dơ bẩn. Nhớ đừng ăn. Khách cũ trước đó từng vừa nói chuyện vừa ho vào đó, thậm chí đã chạm tay vào nhiều lần.
Ðừng gọi thịt bít tết chín quá (well done) vì đầu bếp thường chọn miếng thịt xấu để làm cho bạn, do miếng thịt làm quá chín bạn không phân biệt được miếng thịt thế nào.
Ðừng chọc giận đầu bếp. Không một nhà bếp nào muốn nhìn thấy món ăn sau khi dọn lên bị khách bắt trả lại nhà bếp. Ginsberg nói: “Tôi chưa thấy một đầu bếp nào không cãi ngược lại là khách hàng mới chính là người hoàn toàn sai và rằng đĩa thức ăn không có gì đáng phê bình.” Thử tưởng tượng đêm trước người đầu bếp bị thiếu ngủ, bây giờ lại bị bạn làm cho bực mình. Cứ nghĩ đi hậu quả sẽ như thế nào?
Ðừng gọi cà phê sau khi ăn tối. Tốt nhất là đừng nghĩ đến điều này, đặc biệt nếu bạn chỉ muốn uống cà phê decaf vì biết người ta dọn lên có đúng cà phê decaf không hay vẫn chỉ là cà phê thường.
Muốn mang thức ăn thừa về nhà, tốt nhất là yêu cầu người phục vụ mang đồ bới cho bạn tự làm. Ginsberg kể rằng đã từng thấy tận mắt thức ăn bị rớt xuống nền thảm và người chạy bàn chỉ việc cúi xuống lượm lên rồi bỏ vào hộp.
Ðừng đi ăn tiệm vào ngày lễ Mother's Day hay Valentine's Day. Vào dịp lễ, đặc biệt là hai ngày lễ này nhân viên chạy bàn phải làm việc quá sức của họ vì quá nhiều khách hàng. Theo bà Ginsberg, thời gian tốt nhất để đi ăn nhà hàng là vào giữa tuần là lúc đồ ăn được tươi nhất, menu đặc biệt nhất, vì họ biết khách hàng thứ thiệt mới chọn thời gian ấy để đi ăn.



Đã được chỉnh sửa bởi Thủy-canh - 17 Dec 2012 lúc 10:30am
Quay về đầu
 Trả lời bài  Trả lời bài  Trang  <1 4567>
  Share Topic   

Di chuyển nhanh Những sự cho phép của diễn đàn Xem từ trên xuống

Forum Software by Web Wiz Forums® version 11.03
Copyright ©2001-2014 Web Wiz Ltd.

Trang này được hoàn thành trong 0.375 Giây.