[Diễn đàn] [Diễn đàn] > Rau Và Sức Khỏe Cộng Đồng > Sử Dụng Rau Một Cách An Toàn
Điều lệ sinh hoạt   Có bài mới Có bài mới Kênh RSS - Tác hại của các dư lượng!
  Tìm kiếm trong diễn đàn   Events   Đăng ký Đăng ký  Đăng nhập Đăng nhập


HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018


VĂN HÓA - QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ NỘI QUY DIỄN ĐÀN RAU SẠCH

Tác hại của các dư lượng!

 Trả lời bài  Trả lời bài 
Tác giả
Nội dung Sắp xếp theo thứ tự đảo ngược
  Chủ đề  Tìm kiếm Chủ đề Tìm kiếm  Tùy chọn chủ đề Tùy chọn chủ đề
ptmcam Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 04 Sep 2008
Địa chỉ: An Giang
Status: Offline
Points: 0
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn ptmcam Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Chủ đề : Tác hại của các dư lượng!
    Đã đăng: 24 Oct 2008 lúc 9:06pm
Tôi chỉ có thể giúp bạn tìm hiểu về KIM LOAI NANG.Nó có 3 nguyên tố Cd, Pb, Cr
Hàm lượng cho phép của Cd trong nước là 1 microgam/l.
Đối với con người Cd có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau ví dụ như tiếp xúc với bụi Cd, ăn uống các nguồn có sự ô nhiễm Cd...Cd thường được tích luỹ dần trong thận, gây triệu chứng độc mãn tính. Nếu để lâu có thể gây mất chức năng thận và sự mất cân bằng các thành phần khoáng trong xương. Liều lượng 30 mg cũng đủ dẫn đến tử vong. Cũng có nhiều giả thiết cho rằng cho rằng Cd có thể thay thế Zn trong cơ thể làm giảm khả năng sản sinh tế bào.
Các hợp chất của Chì đều độc đối với động vật. Mặc dù, Chì không gây hại nhiều cho thực vật nhưng lượng Chì tích tụ trong cây trồng sẽ chuyển qua động vật qua đường tiêu hóa. Do vậy, Chì không được sử dụng làm thuốc trừ sâu. Chì kim loại và muối sulphua của nó được coi như không gây độc do chúng không bị cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên, các muối Chì tan trong nước như PbCl2, Pb(NO3)2, Pb(CH3COO)2 rất độc. Khi xâm nhập vào cơ thể động vật, Chì gây rối loạn tổng hợp hemoglobin, giảm thời gian sống của hồng cầu, thay đổi hình dạng tế bào, xơ vữa động mạch, làm con nguời bị ngu đần, mất cảm giác... Khi bị ngộ độc Chì sẽ có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, ăn không ngon miệng, buồn nôn và co cơ.Trong nước, Crom tồn tại hai dạng Cr(III) và Cr(IV). Nhìn chung, sự hấp thụ của Crom vào cơ thể con người tuỳ thuộc vào trạng thái oxi hoá của nó. Cr(VI) hấp thụ qua dạ dày, ruột nhiều hơn Cr(III) ( mức độ hấp thụ qua đường ruột tuỳ thuộc vào dạng hợp chất mà nó sẽ hấp thu) và còn có thể thấm qua màng tế bào. Nếu Crom (III) chỉ hấp thu 1% thì lượng hấp thu của Cr(VI) lên tới 50%. Tỷ lệ hấp thu qua phổi không xác định được, mặc dù một lượng đáng kể đọng lại trong phổi và phổi là một trong những bộ phận chứa nhiều Crom nhất. Crom xâm nhập vào cơ thể theo ba con đường: hô hấp, tiêu hoá và khi tiếp xúc trực tiếp với da.Con đường xâm nhập, đào thải Crom ở cơ thể người chủ yếu qua con đường thức ăn, Cr(VI) đi vào cơ thể dễ gây biến chứng , tác động lên tế bào, lên mô tạo ra sự phát triển tế bào không nhân, gây ung thư, tuy nhiên với hàm lượng cao Crom làm kết tủa các prôtêin, các axit nuclêic và ức chế hệ thống men cơ bản. Dù xâm nhập vào cơ thể theo bất kỳ con đường nào Crom cũng được hoà tan vào trong máu ở nồng độ 0,001mg/l; sau đó chúng chuyển vào hồng cầu và hoà tan nhanh trong hồng cầu nhanh 10 ÷ 20 lần, từ hồng cầu Crom chuyển vào các tổ chức phủ tạng , được giữ lại ở phổi, xương, thận, gan, phần còn lại chuyển qua nước tiểu. Từ các cơ quan phủ tạng Crom hoà tan dần vào máu, rồi đào thải qua nước tiểu từ vài tháng đến vài năm. Các nghiên cứu cho thấy con người hấp thụ Cr6+ nhiều hơn Cr3+nhưng độc tính của Cr6+ lại cao hơn Cr3+ gấp khoảng 100 lần.các hợp chất của crom chủ yếu gây các bệnh ngoài da..Bề mặt da là bộ phận dễ bi ảnh hưởng. Niêm mạc mũi dễ bị loét. Phần sụn của vách mũi dễ bị thủng. Khi da tiếp xúc trực tiếp vào dung dịch Cr(VI), chỗ tiếp xúc dễ bị nổi phồng và loét sâu, có thể bị loét đến xương. Khi Cr(VI) xâm nhập vào cơ thể qua da, nó kết hợp với prôtêin tạo thành phản ứng kháng nguyên. Kháng thể gây hiện tượng dị ứng, bệnh tái phát. Khi tiếp xúc trở lại, bệnh sẽ tiến triển nếu không được cách ly và sẽ trở thành tràm hoá.
- Khi Crom xâm nhập theo đường hô hấp dễ dẫn tới bệnh viêm yết hầu, viêm phế quản, viêm thanh quản do niêm mạc bị kích thích (sinh ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Khi ở dạng CrO3 hơi hoá chất này gây bỏng nghiêm trọng cho hệ thống hô hấp của người bị thấm nhiễm.
- Nhiễm độc Crom có thể bị ung thư phổi, ung thư gan,loét da,viêm da tiếp xúc, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, thủng vách ngăn giữa hai lá mía, ung thư phổi, viêm thận, đau răng, tiêu hoá kém, gây độc cho hệ thần kinh và tim…
Các tác giả Langard và Vigander đã kiểm tra các công nhân NaUy làm việc trong các nhà máy sản xuất màu Crom có nồng độ Cr(VI) là 0,05mg/m3 phát hiện rằng khả năng liên quan đến ung thư phổi cao hơn người bình thường 44 lần. Nghiên cứu những người công nhân làm việc ở nhà máy sản xuất chất mầu New Jersey chỉ ra rằng những người công nhân làm việc 2 năm thì khả năng mắc bệnh cao hơn 1,6 lần và nếu 10 năm thì khả năng này là 1,9 lần so với người bình thường.Đây là các thông tin mà tôi biêt,chúc bạn vui với câu trả lời này.chúc bạn vuismiley17

Quay về đầu
Ly_Hieu_Thuan Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 09 Jul 2008
Địa chỉ: Hóc Môn, Tp.HCM
Status: Offline
Points: 0
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Ly_Hieu_Thuan Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 28 Jul 2008 lúc 8:46pm
smiley24
Quay về đầu
dongphuong Xem từ trên xuống
Elite Member
Elite Member


Gia nhập: 15 Jul 2007
Địa chỉ: TP HCM
Status: Offline
Points: 47
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn dongphuong Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 28 Jul 2008 lúc 6:48pm
Bạn trồng ít thì cứ đến trụ sở diễn đàn mà mua về xài cho thuận tiện và yên tâm. Còn nếu có trại trùn quế nào gần nhà thì cứ đổ đất vào hộp xốp trồng rồi mua phân trùn về bón thoải mái.
Chuyên về Ruồi lính đen, tạo phân hữu cơ cho trồng trọt và đạm động vật cho chăn nuôi
ĐT: 0918201070
http://www.toiyeuseo.com/forum_posts.asp?TID=10640&PN=1&title=chuyn-ha-rc-gia-nh-thnh-protein-ng-vt
Quay về đầu
Ly_Hieu_Thuan Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 09 Jul 2008
Địa chỉ: Hóc Môn, Tp.HCM
Status: Offline
Points: 0
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Ly_Hieu_Thuan Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 28 Jul 2008 lúc 5:08pm
Cảm ơn hai bạn!
Gớm nhỉ!smiley18 Mình nghĩ bài toán rau thủy canh có thể giải quyết được các vấn đề về dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, vi sinh nhưng còn Nitrate thì chưa hẳn phải không ạ! Ai sẽ đãm bảo dung dịch dinh dưỡng bán ngoài thị trường là chất lượng an toàn hảo hạn, mà có hảo hạn thì cũng chưa chắc các bạn trồng tại nhà mình là đúng cách để đến khi thu hoạch sẽ không còn Nitrate.
Vả lại(cho mình thổ lộ): mình không mua được dung dịch dinh dưỡng nên mình tự trồng thuỷ canh bằng phân bón lá tự pha (Cái phân bón lá nghe không chừng độ sát thương còn cao hơnsmiley13), cây rau muốn lên vẫn tốt nhưng sử dụng để chén thì chưa an tâm, vừa rồi mình mới thu hoạch được 600g (trên 1 cái hộp xốp, 1 tháng rồi á), luột ăn mà.. nghe sợ... chắc trồng kiểng lấy kinh nghiệm chứ chưa dám dùng cho gia đình.
Vì thế mình đang trồng thử nghiệm thuỷ canh bằng phân bón lá hữu cơ (từ cá và rong biển). Hy vọng giải quyết được vấn đề trên nhưng lại gặp e ngại mới: VI SINH (lỡ là vi sinh có hại) TRONG PHÂN HỮU CƠ.
Khổ thế, mong các bạn chỉ giáo!!! Cám ơn nhiều!
Quay về đầu
tuanpn Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 10 Nov 2007
Địa chỉ: Hà Nội
Status: Offline
Points: -1
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn tuanpn Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 27 Jul 2008 lúc 10:21pm
Từng viết bởi Ly_Hieu_Thuan Ly_Hieu_Thuan Đã được viết:

Thân chào tất cả mọi người!

Có một chuyện mình thắc mắc và nghĩ chắc rằng cũng có nhiều người đang giống như mình! Xin được trình bày để các bạn có ý kiến thêm:
Dư lượng ở đây mình nói như là THUỐC TRỪ SÂU, KIM LẠI NẶNG, NITRAT...
Vậy người ta hay nói rằng dư lượng quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng từng loại dư lượng ảnh hưởng như thế nào?
VD: thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc nhất thời, nặng thì tử vong không chừng, còn kim loại nặng và nitrat thì sao?
 

Kim loại nặng thì là Asen (thạch tín), Hg (thủy ngân), Cd (cadimi), Pb (chì), Cu (đồng). Ngại nhất là anh Asen, cấp tính thì chết luôn trong vòng 24h, mãn tính thì từ từ 1 vài năm mới chết, tuy nhiên sẽ chịu nhiều đau khổ như rụng tóc, viêm ruột, đau mắt, đau tai, gầy còm...
Thủy ngân thì nói chung cũng không độc lắm, thỉnh thoảng mới gặp 1 vài hợp chất của thủy ngân dính vào da chết ngay lập tức, còn lại chúng chỉ tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết thôi.
Nitrate thì dễ chịu hơn nhiều. Nitrate (NO3) khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành Nitrit (NO2) là tác nhân gây ra bệnh ung thư. Ung thư thì sắp chữa được rồi. Nhiều bác bị ung thư hàng chục năm không chết. Tốn kém ít tiền chữa chạy và công sức con cháu tí thôi.
Nói chung nếu rau bị dính dáng đến mấy cái lởm khởm này thì rau có dư lượng Nitrate vượt mức cho phép là an toàn nhất.

Hề hề, chúc các bạn không chén phải mấy loại rau trên.

tuanpn


Đã được chỉnh sửa bởi tuanpn - 27 Jul 2008 lúc 10:21pm
Quay về đầu
dongphuong Xem từ trên xuống
Elite Member
Elite Member


Gia nhập: 15 Jul 2007
Địa chỉ: TP HCM
Status: Offline
Points: 47
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn dongphuong Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 27 Jul 2008 lúc 12:26pm
Đối với rau an toàn, thường có bốn tiêu chuẩn quan trọng là vi sinh, nitrat, kim loại nặng và thuốc sâu.
Vi sinh: khỏi nói cũng biết, nhẹ thì Tào Tháo rượt, nặng có thể ngộ độc và tử vong.
Ngộ độc nitrat liều nặng (cấp tính): có thể gây thiếu oxi trong máu, tím tái toàn thân, khó thở, nôn, chóng mặt, tay chân bủn rủn, trụy tim mạch, có thể tử vong, hoặc ảnh hưởng đến não. Cho dù khoẻ như trâu bò cũng phải gục chỉ sau 1-4h. Trẻ em rất dễ bị, vì nhẹ cân và đề kháng yếu hơn người lớn.
Ngộ độc nitrat liều nhẹ: về lâu dài bị ung thư.
Ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân, đồng, thiếc, niken, kẽm, cadimi, có thể kể luôn thạch tín): giảm thính giác, giảm tập trung, nôn, đau bụng, mất cảm giác ở các ngón tay, khi tích tụ vào nội tạng có thể gây ung thư, bệnh thiếu máu. Tuy cơ thể có khả năng đào thải các kim loại nặng, nhưng rất chậm. Vì thế người bị ngộ độc kim loại phải thường xuyên lọc máu rất tốn kém.

Chuyên về Ruồi lính đen, tạo phân hữu cơ cho trồng trọt và đạm động vật cho chăn nuôi
ĐT: 0918201070
http://www.toiyeuseo.com/forum_posts.asp?TID=10640&PN=1&title=chuyn-ha-rc-gia-nh-thnh-protein-ng-vt
Quay về đầu
Ly_Hieu_Thuan Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 09 Jul 2008
Địa chỉ: Hóc Môn, Tp.HCM
Status: Offline
Points: 0
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Ly_Hieu_Thuan Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 27 Jul 2008 lúc 11:23am

Thân chào tất cả mọi người!

Có một chuyện mình thắc mắc và nghĩ chắc rằng cũng có nhiều người đang giống như mình! Xin được trình bày để các bạn có ý kiến thêm:
Dư lượng ở đây mình nói như là THUỐC TRỪ SÂU, KIM LẠI NẶNG, NITRAT...
Vậy người ta hay nói rằng dư lượng quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng từng loại dư lượng ảnh hưởng như thế nào?
VD: thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc nhất thời, nặng thì tử vong không chừng, còn kim loại nặng và nitrat thì sao?
 
Quay về đầu
 Trả lời bài  Trả lời bài 
  Share Topic   

Di chuyển nhanh Những sự cho phép của diễn đàn Xem từ trên xuống

Forum Software by Web Wiz Forums® version 11.03
Copyright ©2001-2014 Web Wiz Ltd.

Trang này được hoàn thành trong 0.125 Giây.