[Diễn đàn] [Diễn đàn] > Thư Giãn Cùng Rau Sạch > Những Câu Chuyện Vui
Điều lệ sinh hoạt   Có bài mới Có bài mới Kênh RSS - TẢN MẠN CÙNG RAU
  Tìm kiếm trong diễn đàn   Events   Đăng ký Đăng ký  Đăng nhập Đăng nhập


HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018


VĂN HÓA - QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ NỘI QUY DIỄN ĐÀN RAU SẠCH

TẢN MẠN CÙNG RAU

 Trả lời bài  Trả lời bài 
Tác giả
Nội dung
  Chủ đề  Tìm kiếm Chủ đề Tìm kiếm  Tùy chọn chủ đề Tùy chọn chủ đề
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (2) Thanks(2)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Chủ đề : TẢN MẠN CÙNG RAU
    Đã đăng: 21 Oct 2016 lúc 12:55pm
Đất nước ta đang trong đợt chịu ảnh hưởng nặng nề của những cơn cuồng nộ bão tố từ thiên nhiên. Những người anh em của chúng tôi đang ngược xuôi trên mọi nẽo đường miền Trung, miền Bắc để chia sẻ nỗi đau cùng bà con.
Trong những ngày qua ai cũng hướng về các vùng được dự báo thiên tai, nên ít có người bàn đến những vùng khác, kể cả những vùng có địa hình rất cao như Lâm Đồng. Chúng tôi đề cập đến vùng này, vì đây là địa bàn cung cấp một sản lượng rau rất lớn xuống TP.HCM và các thành phố lân cận. Đặc biệt, các loại rau ôn đới như bộ rau vài mươi loại xà lách, thì xứ này chiếm thị phần sản xuất gần như tuyệt đối. Tôi không sống tại SaPa và các vùng cao cứ địa sản xuất rau ôn đới của khu vực quanh thủ đô, nên không rõ tình hình, nhưng tôi đoán chắc cũng không khá hơn miền Nam là mấy.

Có bao giờ bạn thấy rau xà lách Lolo Xanh giá lên đến 65 ngàn/kg (thường ngày độ 25ngan/kg), xà lách mỹ Iceberg giá lên đến 55 ngàn/kg? Mà thực ra thì đó chưa phải là tình hình thực của mấy ngày qua, và nhiều người dân chưa biết đến sự ảnh hưởng này lắm. Bởi vì các siêu thị vẫn đang bán những loại rau này, và giá rau xà lách, cùng các loại rau ôn đới khác thường thấp, ổn định hơn rau chợ rất nhiều. Đó là do họ có hợp đồng giá ổn định trong một tuần hoặc nữa tháng với nhà cung cấp, nên cơ chế giá bán khác với chợ. Nếu bạn biết sự thật về hoạt động thương mại này, thì những ngày mưa bão, nên ưu tiên mua hàng tại các siêu thị, để có giá rẻ, ít bị chặt chém! Chúng tôi hiện giờ không tham gia phân phối rau cho các siêu thị lớn, nên không phải nói thế để dụ khị bạn đâu...




Vì sao có sự lạ kỳ đến vậy?

Bởi vì mỗi lần có bão, áp thấp nhiệt đới,... thì ai đi du lịch Đà Lạt cũng rầu, bởi "mưa bụi nhạt nhòa" suốt cả ngày, làm sao đi chơi, đi ngắm hoa, ngắm đồi thông... Còn các chủ vườn rau thì rầu lắm bạn à. Hễ có bão là xứ này sẽ mưa và không thấy bóng mặt trời rạng rỡ sưỡi ấm cho mấy em rau. Nếu ảnh hưởng bão lớn như đợt rồi, thì coi như gần cả tháng không thấy nắng, vậy cây rau nào sống mạnh mẽ được đây? Phải nói rõ hơn là với khí hậu ẩm ướt, râm râm kéo dài đó thì xà lách trong nhà kính (nhà màng) bị ngồng (dài cổ), bị tim (hư lõi). Cà chua thì hân hạnh ngoài việc không có trái chín, cái thân cây cũng được phủ lên một màn mốc trắng rồi đen dần, cho tới lúc cái cây chỉ còn cọng và mấy lái lá vàng mỏng như giấy phất phơ theo chiều gió lộng...

Bạn, thỉnh thoảng có đợt mưa đá dội xuống thì y như rằng hôm sau giá rau ôn đới trên thị trường sẽ tăng vọt. Đợt rồi, có vườn rau của anh bạn dự định sáng hôm sau thu hoạch được cỡ gần 3 tấn xà lách, chỉ một đêm mưa đá, sáng ra đi lượm mót lại được cỡ hơn tạ rưỡi rau! Số rau mót được đó khi chuyển về TP.HCM phải lựa cây còn "khá khá" chèn với rau nhà kính để đủ cung cho các nhà hàng, rồi một ít cho siêu thị để họ có hàng bán, còn mấy em sót lại mới được đẩy ra chợ. Đó, giờ thì bạn hiểu vì sao chúng tôi bảo ở siêu thị mấy ngày bão vẫn có hàng, và giá rau có khi thấp hơn ở chợ rất nhiều rồi ha.




Rau sản xuất ngoài trời, không có nhà kính bảo vệ thì chịu ảnh hưởng của thiên tai rất lớn. Khí hậu thay đổi một chút là có khi hư sạch như vườn rau anh bạn trên. Còn ngày thường thì thuốc để trừ sâu, bệnh phải xịt rất nhiều để bảo vệ cây rau còn có mà bán. Không xịt thì mấy con vật ấy chạy từ vườn khác qua làm một đêm thôi, tới hôm sau có khi còn cái cọng xà lách! Nếu tính ra thế thì việc đầu tư một cái nhà kính về lâu dài sẽ lợi rất nhiều bạn nhỉ. Nhưng cái khó của việc này là nhà kính bài bản có giá rất cao, cao vượt khỏi tầm tay của nông dân đến nhiều lần. Còn nhà kính làm đại thì vừa nóng, vừa hầm, rồi nhiều thứ phiền hà khác lại càng chết.
Do đó, bài toán để có một thiết kế nhà kính phù hợp nhu cầu trồng rau, và chi phí phù hợp, mà độ bền lâu lâu chút luôn là mối quan tâm của chúng tôi và anh em.

Có cái nhà kính rồi thì trồng rau ở xứ mát mát như Lâm Đồng coi bộ khá ổn rồi. Nhưng còn các vùng lân cận TP.HCM hay các vùng nóng khác của nước ta thì sao? Đừng nghĩ các đại gia đầu tư hàng đống tiền nhập nội nhà kính, là có thể thành công đâu bạn à. Đôi khi khoe thì ngon, chớ trong ruột rầu thí mồ, hì hì. Nóng, ẩm, giá tiền là những thứ mà bất cứ ai muốn đầu tư nhà kính để hiện đại hóa hoạt động trồng rau phải quan tâm.


Còn kỹ thuật trồng thì khi nào rãnh viết tiếp, chớ chúng tôi viết nữa thì bài dài quá, ai mà đọc! Nhưng làm sao để có một bộ công nghệ sản xuất rau hiện đại, mà lại rất Việt Nam, ít tốn nhân công, tiền đầu tư vừa phải, mà dở dở như chúng tôi cũng có thể vận hành được, may ra bà con mới có thể áp dụng mạnh, rộng rãi được bạn nhỉ?





Đã được chỉnh sửa bởi bientapvien - 21 Oct 2016 lúc 1:06pm
Quay về đầu
Thuy-canh Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 31 Jan 2014
Địa chỉ: Sydney
Status: Offline
Points: 1524
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Thuy-canh Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 23 Oct 2016 lúc 12:56pm
Cám ơn Phú! Bài nầy gợi nhớ cả đám gia-đình của tui vào 30 mươi năm trước... Xế chiều đó, đang hái cà thì mưa! Mưa không lớn, nhưng bỗng nhiên có nhiều hạt đá rải-rác nhảy lưng-tưng trên mặt đất... cả nhà tui đồng loạt la lên: "Mưa đá!"
Ngay khi dứt mưa, xem lại thì:
- Lá rụng nhiều,
- Trái còn nguyên! Mừng quá! Nhưng mừng không bao lâu thì méo mặt: Trái thì còn nguyên, nhưng đốm đốm đầy, không bán được!

Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 24 Oct 2016 lúc 8:49pm
Hì hì, mưa đá là nỗi khổ đau của dân trồng rau xứ Đà Lạt đó chú à. Trại của anh em năm rồi, vừa mở màn nilon ra để lợp lại vì rách, chưa kịp lợp tấm mới lên, mưa đá kéo tới liền. Vậy là xong, nguyên vườn cà chua mới vào vụ thu bên dưới đi đời. Báo hại hàng hóa cung cấp nhà hàng phải điều động qua các vườn khác, rối hết cả lên. Ông thiên lôi đôi khi làm việc của mình thôi, mà bị bà con anh em bên dưới nhằn nhì mãi là vậy hì hì.
An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
Thuy-canh Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 31 Jan 2014
Địa chỉ: Sydney
Status: Offline
Points: 1524
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Thuy-canh Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 24 Oct 2016 lúc 9:12pm
Đó là lý-do anh em tui chuyển từ trồng ngoài trời sang trồng nhà kính. Khoái lắm! Mà có yên đâu? Mưa đá trận sau làm hư mái 2 trong 5 nhà kính! Nhưng nhờ đó, nhà kính mới làm, tui tránh được chuyện mưa đá làm hư nóc! Hì hì, coi như tui gỡ gạt được chút đỉnh!
Rồi tui vẫn lao-đao, đó là lần anh em tui có dịp hiếm-hoi : Đang ở trong nhà kính, thì bị giông lớn, đè sập nhà kính! A! tui lại mừng khi thấy gió không phải chỉ tốc nóc lên cao, mà còn đè mẹp xuống nữa... Điều tui tình-cờ khám-phá nầy, đáng đồng tiền lắm đó Phú ơi! Nên tui ứng-dụng ngay! Hì hì...
Thân.
Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 14 Jan 2017 lúc 7:50pm


Sáng nay ra vườn thấy thảm hoa nào nở trắng ngần trên nền xanh biết thật đẹp! 
Dụi mắt, bước tới gần thì hóa ra là giàn rau muống nay đã bò lan thành thảm rộng và nở hoa trắng cánh đồng. Gió thổi từng chập vi vu, tiếng lá cây xào xạc hòa trong nắng sương mờ sớm mai thật an lành và dễ chịu. Mỉm một nụ cười nhẹ, đặt xuống gánh nặng bổn phận sự với thế nhân và đạo pháp, ta rảo bước chân trên con đường kinh hành xanh mát để đến gần hơn thảm rau trắng ngần...



Một lời dạy ẩn hiện nơi thảm rau bình dị chợt giúp ta thấu tỏ thêm đôi điều:
Rau muống dẫu có đẹp khi nở rộ hoa thì cũng không làm tròn bổn phận mà người trồng kỳ vọng. Bởi rau mọc nhiều thành thảm, song không có những đọt non đâm lên, mà thân cứ mọc dài ra, dài ra mãi và cứng già thì làm sao mà chúng ta có gì để thu hoạch! Dó là do, thời gian qua, bận rộn, ít có bạn nào chịu ra cắt rau muống vô xào hay luộc ăn, và cứ để chúng mọc lan ra mãi. Giống rau này thật lạ, phải cắt tược rau non, thì chúng mới lại đâm ra chồi mới để tiếp tục thu hoạch. Còn nếu không cắt thì chúng cứ mọc dài ra, không chịu đâm chồi mới. Xem như người trồng không có gì để thu hoạch cả.


Trong cái không khí sương mờ sớm mai, sự ghi nhận đặc tính ấy ở loài rau Muống, chợt cũng ánh hiện lên bao bài học quý báu:
- Để huấn luyện một loài thú hoang thì cần phải có roi vọt (cho sự đau đớn) và cả sự khen thưởng (cho tình thương), như thế chúng mới dần dần thuần thục. 
- Dạy dỗ một con người nhỏ, trẻ hay huấn luyện một nhóm, một đội quân cũng tương tự như thế, nào có khác.
- Sống ở đời nếu không có những lúc khó khăn, nghịch cảnh thì ta cũng như rau Muống, cứ mọc bò lan ra mãi một cách thiếu lợi ích, mà không thể bung ra được những chồi non mơn mởn, mát lành điểm tô thêm cho cuộc đời tươi đẹp.
- Có những đôi khi ta chứng kiến vài người rơi vào cảnh ngặt nghèo, hết lòng van xin, cầu khẩn mà không có một bậc nào dang tay cứu giúp cả. Họ thì thất vọng. Và mình trước đây cũng hay thương mà đồng cảm với nỗi khổ của người, rồi ngẫm nghĩ sao không có bậc thánh hiền nào cứu giúp nhỉ? Nay thì quá rõ rồi còn gì, lúc vị ấy ngặt nghèo cũng là lúc như cây rau Muống phải được cắt gọt, để cuộc đời vị ấy nhận lấy những bài học quý, vươn mình đứng dậy thành những chồi non mới mát lành hơn, trưởng thành hơn...
- Đến đây, ta thấy rõ khi gặp một khó khăn, một sự thử thách, một nghịch cảnh nào thì phải xem như đó là lưỡi dao giúp mình ngày mai tiến bộ hơn, tốt lành hơn nữa. Vậy ta phải mỉm cười, cảm tạ nghịch cảnh mà mình đang đối diện, và nhận lãnh trọn vẹn bài học lớn lao đang ẩn mình nơi đó. Đồng lúc ấy, cũng không còn nghịch cảnh nào để ta vượt qua nữa cả bạn nhỉ...
- Trước đây tôi thường hay thấy mình thiệt thòi lắm, vì không được sinh ra trong môi trường có sự giáo dục đàng hoàng, không được hưởng và hiểu về sự yêu thương từ tấm bé, nên tâm hồn tôi bị khuyết lỡ, lấm lem bụi đời. Giờ thì tôi nhìn lại tuổi ấu thơ, sự ngu khờ dại dột của tuổi trẻ, và mỉm cười biết ơn. Cảm ơn hoàn cảnh nghèo, cảm ơn những nỗi bất hạnh, sự nhục mạ, ganh ghét, mưu hại của các vị đã đi qua trong cuộc đời. Bởi, nhờ các vị, nhờ các hoàn cảnh mà chư vị tạo ra mà chính tôi mới được chút trưởng thành, để hôm nay, tôi có thể mỉm cười hạnh phúc trong nắng sương mờ buổi sớm mai này...

Xin đem bài học quý cúng dường lên chư vị thầy, tổ, chư bậc thánh hiền đã dạy dỗ cực khổ cho con thời gian qua. Xin tặng đến chư vị bạn lành đồng sự, đồng tu chút hiểu biết nhỏ nhoi, để cùng tiến bước mãi trong cuộc đời vốn dĩ rất bình an, lợi lạc và hạnh phúc này!

Ngày cuối năm Bính Thân
14/1/2017





Đã được chỉnh sửa bởi maivanphu - 09 Jan 2018 lúc 10:07am
An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 09 Mar 2018 lúc 11:54pm
VƯỜN ƠI MỞ CỬA RA ...

Sau kỳ an tịnh, chúng tôi trở về với khu vườn thực nghiệm. Suốt buổi chiều tối, và trọn ngày hôm qua đến nay, là thời gian dành để cấp cứu những cây rau, cây thuốc và các loài động vật cư ngụ trong vườn.

Trước khi rời đi, chúng tôi cẩn thận tưới đẩm nước tất cả các khu vực có cây trồng, và dự trù chỉ cần một cơn mưa giữa những ngày Tết là đủ cho các bạn ấy xanh tươi. Nhưng ... không có giọt mưa nào đổ xuống trong suốt thời gian ấy thì phải,... Hì hì, vì vậy mà các khoảnh đất trồng đều khô cằn, cây bắt đầu chết héo. Chỉ có những khu vực trồng cây thuốc với giải pháp thiên nhiên, che phủ bằng thảm thực vật là đất còn tương đối ẩm với sương đêm và cây xanh tốt. Vậy ít ra cũng có thu hoạch về kết quả của một giải pháp trồng trọt mới không tưới trong thời gian lâu mà cây vẫn sống bạn nhỉ.

Vừa dẹp đồ vô nhà xong, là chúng tôi khởi động hệ thống nước và tưới liên tục từng khu cây cối để cấp cứu. Khi nhìn những thảm cây, chúng tôi thấy thật lạ lắm. Chúng không chết héo đồng loạt, mà chết có tiến độ, từng cụm một. Tức là cứ một thảm rau Diếp Cá thì sẽ chết dần từng cụm, còn những cây khác trong chậu hay liếp trồng vẫn tươi rói. Trong chậu Cần Nước, liếp rau Răm cũng tương tự vậy, chỉ vài bụi còn tươi rói, cây xanh tươi mơn mởn, trong khi những cây xung quanh héo và khô vàng luôn! Rảo bước tưới cho các thảm cỏ Đậu phía trước sân cũng thấy hiện tượng lạ như thế, một thảm nhỏ hoa đậu bị héo khô gần cây hoa Vạn Thọ, còn những bụi cỏ đậu gần đó thì vẫn tươi tốt. 



Lẽ nào chúng có một sự giao tiếp với nhau, và thỏa hiệp trong việc duy trì sự sinh tồn của giống loài mình? Loài cỏ cây vô tình như người ta vẫn nghĩ, sao lại có tinh thần cộng đồng lớn đến như vậy mà ta không hay biết...



Suốt buổi chiều mới về tới vườn ấy, cứ một vài phút, chiếc máy bơm lại cất tiếng rồ rồ để lấy nước ngầm lên bồn kịp thời cho việc tưới cây. Chiếc máy bơm được kích hoạt van điện tự động thường xuyên lắm, cứ độ 20 phút lại chạy một lần, không như mọi ngày. Trong khi ấy, mắt chúng tôi nhìn từng bụi cây được tắm mình mát rượi trong làn nước tưới. Không biết từ bao giờ, tôi lại có vẻ như giao tiếp được với khắp khu vườn cây, giao tiếp bằng một thứ ngôn ngữ kỳ lạ. Tưới khóm rau này, là lại nhận được tiếng phân bì đòi nước của bụi cây thuốc bên kia. Do đó, không như mọi ngày tưới đẫm từng khu một, mà chiều hôm ấy tôi tưới chỗ này cho ướt một lượt, lại quay qua khu kia tưới một làn nước, rồi lại quay về tưới chỗ cũ thêm một lượt nữa, rồi lại lia vòi nước qua khu khác. Cứ như thế, tôi cầm vòi tưới đi tưới lại nhiều khu luân phiên nhau, xoay vòng cho đến khi ướt đẫm hết toàn bộ một khu vực của vườn. Sau đó, tôi lại kéo vòi lên khu vườn phía trước để cứu cấp cho mấy anh hoa hồng, cho những viền cỏ trên con đường Thiền Hành, cùng mấy bụi hoa Hồng hạc,... mà tôi đã điều đình là "chờ một chút nhé'' trong khi bận tưới ở khu vườn phía sau. Cứ vậy đó, mà tôi loay hoay tưới hết khu này, đến khu kia, rồi lại quay qua cho mấy chú động vật nho nhỏ trong vườn ít bánh quy, bánh gấu, rồi lại ra tưới cây. Chẳng mấy chốc trời đã sụp tối, và việc cuối cùng là lắp máy bơm thay nước cho hồ cá, đồng thời lấy nước ấy để cấp cứu cho giàn hoa Mười Giờ đang hấp hối ở trước cổng.


Nghỉ ngơi một đêm, đến hôm sau, tôi lại tiếp tục tưới cây khắp vườn thêm một lượt nữa, và nhìn thấy những màu xanh đã dần tươi trở lại. Có một cảm giác rất lạ khi cầm vòi đi tưới nước, cấp cứu cho cây khỏi tình trạng chết khô trên phạm vi toàn vườn hai hôm vừa qua. Tôi thấy như mình nghe được tiếng gọi, tiếng phân bì nũng nịu của các bụi cây thuốc, của những luống rau, và của những giàn hoa. Khi nước được tưới xuống cho một luống rau hay một bụi cây, tôi thấy rõ chúng mừng vui, khoan khoái và hạnh phúc lắm lắm. Cả khu vườn như bừng sáng lên theo từng làn nước mát được tưới xuống. Một trạng thái mới lạ diễn ra nơi nội tâm mình, cũng thật lạ đó bạn à: Tôi thấy mình như một vị thần linh đem lại hạnh phúc, bình an và sự sống cho những bụi cây đang hấp hối ấy!

Ừ, hóa ra, thiên đường chẳng ở đâu xa, ở ngay chính nơi ta đang sống. Và mình thỉnh thoảng cũng làm một vị thần ban phát sự sống, là một bậc cứu rỗi cho những loài thấp hơn, hay đúng ra là những loài mà mình đóng góp được cho sự sống của chúng. Sự cộng nghiêp chung dẫn đến cảnh thiếu nước nhiều ngày, khô héo, chết chóc và khổ não tràn lan của muôn loài chúng sinh nơi đây. Hành động tưới nước, đem lại sự sống, sự bình an và màu xanh mát cho những cụm cây đang héo rũ chờ chết, cũng đâu khác gì một ngày đại hội cứu rỗi những loài ấy!


À, tôi cũng thi thoảng nghe ai đó bảo về một ngày hội chi đó, sẽ có một đấng cứu thế thương xót cứu rỗi tất cả mọi loài biết quy hướng về ngài. Nhưng mấy hôm nay, tai nghe máy bơm bật rồ rồ liên hồi để lấy nước từ lòng đất lên cho việc tưới cây, tôi cũng cười nhè nhẹ vì nhận được một góc nhìn vui vui. Tôi lúc này cũng tạm coi là đấng cứu thế nhỏ bé của các luống rau, của những bụi dược liệu trong vườn, nhưng mà... cũng cần trả tiền điện, cần thời gian mới có thể cứu được chúng, chớ đâu có tự nhiên mà làm được. Vậy nên, nếu chỉ có lòng yêu thương, xót xa của một bậc nào đó muốn cứu giúp muôn loài, thì chắc khó có chuyện vị ấy "hô biến" một cái là xong. Lúc này, tôi nghĩ rằng cũng như để cứu những cái cây, chúng phải hội đủ nhân duyên về thời gian, nước tưới, điện, hệ thống ống dẫn, thời điểm phù hợp,... thì vị cứu thế kia chắc cũng phải chờ đợi những điều kiện tương tự để mở ra một đợt cứu rỗi như vậy. Và trong số các yếu tố để diễn ra việc ấy, thì một điều rất quan trọng là muôn loài phải tự phấn đấu, vươn mình tìm kiếm sự sống trong tình đoàn kết như những bụi cây kia, và còn phải... gieo trồng nhiều điều thiện lành, giúp đỡ nhau tồn tại bình an, thì mới chờ đợi được đến ngày cứu giúp, và hình thành nên một số yếu tố cho vị cứu thế kia làm việc, như là tôi sẽ trả tiền điện, tốn thêm thời gian cho việc mình đang làm đây chứ bạn nhỉ...


Trước đây, ở môt ngôi trường dạy đầu bếp, tôi nhận ra được Địa Ngục ở ngay nơi đây, tại bếp ăn thường ngày, và ta cũng có thể là một tay ngưu đầu mã diện, cũng có thể là quỷ sa tăng cười hể hả với miếng thịt của ai đó đưa vào mồm. Nay, ở khu vườn mượn tạm của người bạn, tôi nhận ra được Thiên Đường cũng ở ngay nơi này, ta cũng có thể là một bậc cứu rỗi, và ngày đại hội của thế gian cũng có thể ở nơi ngôi nhà của mình vậy!

-----------------------------

Ngày mở cửa vườn đầu năm Mậu Tuất

An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
SIDAvsAIDS Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 18 Nov 2016
Status: Offline
Points: 17
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn SIDAvsAIDS Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 10 Mar 2018 lúc 12:58am
Hơi lạc đề, chơi rải cỏ che nắng cho đất này em cũng xài rồi, mùa nắng nó khô trong hai ba ngày, tới mùa mưa nó mủn ra thành chất mùn, trùn đất ăn xong đùn lên nhìn đúng kiểu đất rừng màu mỡ, cóc ếch loại nhỏ nó chui vô ở, giúp mình xử bớt côn trùng, nhảy qua nhảy lại thấy cũng hay, mà có điều rắn nó cũng mò tới, cạp nia hổ mang loại nhỏ cũng có, đào đất mùn gần mấy bụi chuối lên rắn giun cũng có, có con ngoại cỡ hàng hiếm bự bằng ngón tay luôn, nhìn cũng không muốn giết tụi nó, thả đi hết, ai nói ngu thì nói chứ nhìn mấy con vật nó còn sống thấy vui hơn là thấy chúng nó bất động, rồi đi làm tổ cho mấy con chim lạ lạ trong rừng thông nữa, không biết chim gì mà nhìn kỹ thấy nó như có hàng vảy nơi miệng LOL. Còn cái đất mà phủ đầy lá cây mà là loại lá rừng này nó giống như một loại kháng sinh cho cây vậy, có cái ông gì người Hàn tên Youngsang Cho đó chuyên về nông nghiệp bền vững, hay đi làm mấy cái thí nghiệm về vai trò của vi sinh vật và nấm đối với đất giờ chơi đem lá mục trong rừng hòa với nước rồi tưới cho cây nữa, kiểu như chữa bệnh cho cây trồng đúng hay luôn Big smile Còn giờ thì nó làm cho te tua hết rồi, cây ven đường đã phát quang thì thôi đằng này chơi thuốc cỏ xịt vô cho chết khô chết cháy hết, rắn rít chạy ngang ven đường hay lật mấy gốc cây lên mà thấy thì một là giết hai là bắt ngâm rượu, thấy mấy tổ chim rừng cũng ngứa tay thả chó nhào vô xực mấy cái trứng trong đó. Những kẻ như vậy không nên đi làm cái gọi là nông nghiệp bền vững được, sida đây khuyên thật lòng Sleepy

Đã được chỉnh sửa bởi SIDAvsAIDS - 10 Mar 2018 lúc 1:15am
Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (1) Thanks(1)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 12 Mar 2018 lúc 9:24pm
Từng viết bởi SIDAvsAIDS SIDAvsAIDS Đã được viết:

Hơi lạc đề, chơi rải cỏ che nắng cho đất này em cũng xài rồi, mùa nắng nó khô trong hai ba ngày, tới mùa mưa nó mủn ra thành chất mùn, trùn đất ăn xong đùn lên nhìn đúng kiểu đất rừng màu mỡ, cóc ếch loại nhỏ nó chui vô ở, giúp mình xử bớt côn trùng, nhảy qua nhảy lại thấy cũng hay, mà có điều rắn nó cũng mò tới, cạp nia hổ mang loại nhỏ cũng có, đào đất mùn gần mấy bụi chuối lên rắn giun cũng có, có con ngoại cỡ hàng hiếm bự bằng ngón tay luôn, nhìn cũng không muốn giết tụi nó, thả đi hết, ai nói ngu thì nói chứ nhìn mấy con vật nó còn sống thấy vui hơn là thấy chúng nó bất động, rồi đi làm tổ cho mấy con chim lạ lạ trong rừng thông nữa, không biết chim gì mà nhìn kỹ thấy nó như có hàng vảy nơi miệng LOL. Còn cái đất mà phủ đầy lá cây mà là loại lá rừng này nó giống như một loại kháng sinh cho cây vậy, có cái ông gì người Hàn tên Youngsang Cho đó chuyên về nông nghiệp bền vững, hay đi làm mấy cái thí nghiệm về vai trò của vi sinh vật và nấm đối với đất giờ chơi đem lá mục trong rừng hòa với nước rồi tưới cho cây nữa, kiểu như chữa bệnh cho cây trồng đúng hay luôn Big smile Còn giờ thì nó làm cho te tua hết rồi, cây ven đường đã phát quang thì thôi đằng này chơi thuốc cỏ xịt vô cho chết khô chết cháy hết, rắn rít chạy ngang ven đường hay lật mấy gốc cây lên mà thấy thì một là giết hai là bắt ngâm rượu, thấy mấy tổ chim rừng cũng ngứa tay thả chó nhào vô xực mấy cái trứng trong đó. Những kẻ như vậy không nên đi làm cái gọi là nông nghiệp bền vững được, sida đây khuyên thật lòng Sleepy

Hì hì. Nếu ngại mấy con rắn thì xem thử nó "ngại" gì rồi mình trồng xen vô được không ông anh? Kiểu như mấy vị bợm nhậu hay có món cà ri với tụi nó, nay mình trồng vô mấy củ nghệ, củ riềng, củ nén chắc tụi nó ngưởi mùi liên tưởng đến cái nồi .... chắc ớn bò đi hehe.

Mình phủ đất chủ yếu bằng thảm cây sống, còn lá cây khô là ở giai đoạn đầu cho hạt giống dễ nảy mầm. Ít hôm chụp hình đăng chơi cho vui.
Thân!
An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 14 Sep 2018 lúc 10:25am
Sáng nay bốn giờ ba mươi, không cần tiếng đồng hồ reo, mình đã tự thức dậy một cách tỉnh táo và tĩnh lặng. Đến giờ này thì thấy rõ rằng quyết định ngủ sớm, thu xếp lúc 9h30 tối, và đắp mền ấm độ 10h thiếu một chút, là một quyết định sáng suốt.

Ở trong cuộc sống xã hội ngày nay, khi mà mọi thứ đều vội vàng, hấp tấp và tranh giành từng phút giây tự do của ta, thì giấc ngủ thường bị kéo đến nữa đêm. Người mê nghiên cứu, đọc sách hay một việc gì đó cần tập trung, thì có lẽ lại càng bị sức cám dỗ của màn đêm khuya vắng, bởi chỉ có lúc đó mới tập trung làm việc được. Nhưng càng như thế, hiệu quả công việc lại càng giảm, bởi sức khoẻ liên tục bị hao mòn. Và năng lực trí tuệ cũng dần bị tổn hại, nên đời sống vì thế mà trở nên ngắn lại, thời gian một ngày cũng trôi qua thật mau chóng!

Mấy hôm nay, được các bậc thiện tri thức thương gửi cho tài liệu hướng dẫn tu học của vị thầy Thủ Toạ giáo hoá Tăng Chúng Làng Mai. Sức lay động của những dòng chữ mộc mạc thật là đáng nể. Bởi chúng được viết ra từ tuệ giác của một vị thực tu, thực đạt đến, đã toàn tâm trong tĩnh thức để viết những điều cần thiết cho con cháu nương theo thực tập con đường vượt thoát u sầu, khổ đau, và dần đạt đến hạnh phúc, bình an.

Đọc tài liệu mà nhận thấy kỳ lạ: trạng thái bậc thầy ấy vẽ ra bằng con chữ, mà mình lại chạm tới được bằng thân tâm. Có thể, ai đó khi đọc bài chia sẻ của thầy, sẽ bảo rằng đâu kỳ diệu đến mức mình mô tả... Ừ cũng có thể là như thế chứ. Nhưng sức ảnh hưởng của một nội tâm thanh tịnh, an bình sâu lắng như mặt nước phẳng lỳ của tác giả đối với người đọc là điều dễ nhận ra. Và cũng có thể rằng nội tâm tôi đang thao thức nhiều ngày tìm một giải pháp, một sự vượt thoát để có thể an trú trong sự tĩnh lặng, rỗng sáng, nên khi có ai gợi ý bằng kinh nghiệm thực đã đến nơi ấy thì mình bước theo ngay, không chần chừ...

Ngưng việc sớm chút xíu để nghỉ ngơi, ta có thể dậy sớm mà cơ thể vẫn khoẻ mạnh, tràn đầy sức sống. Ta có thể bình thản an trú trong thiền toạ hằng giờ mà không lo ai quấy rầy, hay bị thúc dục bởi công việc cần giải quyết. Khi ánh sáng bắt đầu hừng chiếu rõ, những chú chim hót nhẹ, cùng muôn loài cất tiếng rỉ rã như đánh thức mình rằng đã đến lúc rời khỏi sự tĩnh lặng. Tôi mĩm cười, hạnh phúc! Cái hạnh phúc đã lâu ngày chờ đợi và làm rơi mất, hạnh phúc được làm chủ chính mình, được tự do không bị ràng buộc bởi một suy tư, một phiền muộn nào.

Tôi bước lên gác, mời người bạn đồng sự của mình cũng đang buông thư sau thời thiền toạ. Ấm Trà Lứt đã được chuẩn bị, và giữ nóng bằng ngọn đèn dầu thơm từ lúc mới ngủ dậy, vẫn đang còn tĩnh toạ một cách vững trãi. Chúng tôi ngồi đối diện nhau, nhấp một chén trà ấm lòng trong cái lành lạnh sớm mai. Cuộc sống thật đẹp, và bình an!



Vì người bạn của tôi sẽ đi làm ở nội thành ngay sau đó, nên tôi đề nghị là mình sẽ làm một bữa sáng, trong khi vị ấy thực tập các bài khí công Bát Đoạn Cẩm đã học được.

Bữa sáng đơn sơ nhưng thật ấm lòng. Chỉ một tô cháo gói nấm đông cô, mình lại thêm ít chà bông nấm, rồi ít hạt đậu nành sấy, vài hạt hướng dương, hạt đậu hà lan, hạt mè, vậy là có tô cháo giàu dinh dưỡng. Hai cái ly sứ hôm qua mới mua ở siêu thị được dùng pha Sữa Mầm, để đảm bảo cho vị ấy một ngày làm việc tỉnh sáng. Song đâu đó, mình bước ra vườn xin vài cọng rau cần nước, rau dấp cá, rau răm cắt ngắn thành từng đoạn để ăn kèm với cháo.

Ồ hoa bí sáng sớm nở vàng óng thật đẹp! Bướm ong bay lượn trên những bông hoa để hút mật, sương mai và giúp thụ phấn để tạo ra những trái bí đỏ ngày sau. Mình cũng đến xin một bông hoa bí vàng đẹp, đặt vào đĩa rau để hoàn thiện món ăn.



Bữa sáng dọn lên, chúng tôi chấp tay cảm tạ ơn thiên nhiên, ơn muôn loài đã nuôi dưỡng mình, và nguyện sống một ngày trọn vẹn, tĩnh sáng để làm lợi ích cho cuộc đời.






An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
simong Xem từ trên xuống
Ban Quản Trị
<font color=blue>Ban Quản Trị</font>
Ảnh đại diện
KIỂM SOÁT VIÊN

Gia nhập: 18 Jul 2014
Status: Online
Points: 344
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn simong Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 14 Sep 2018 lúc 5:19pm
An yên sống, an yên làm...
Quay về đầu
 Trả lời bài  Trả lời bài 
  Share Topic   

Di chuyển nhanh Những sự cho phép của diễn đàn Xem từ trên xuống

Forum Software by Web Wiz Forums® version 11.03
Copyright ©2001-2014 Web Wiz Ltd.

Trang này được hoàn thành trong 0.297 Giây.