[Diễn đàn] [Diễn đàn] > Nghiên Cứu Công Nghệ Cây Trồng > Tổng Hợp Thành Quả Nghiên Cứu
Điều lệ sinh hoạt   Có bài mới Có bài mới Kênh RSS - LÝ THUYẾT THỦY CANH CÂY TRỒNG
  Tìm kiếm trong diễn đàn   Events   Đăng ký Đăng ký  Đăng nhập Đăng nhập


HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018


VĂN HÓA - QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ NỘI QUY DIỄN ĐÀN RAU SẠCH

LÝ THUYẾT THỦY CANH CÂY TRỒNG

 Trả lời bài  Trả lời bài  Trang  123 14>
Tác giả
Nội dung
  Chủ đề  Tìm kiếm Chủ đề Tìm kiếm  Tùy chọn chủ đề Tùy chọn chủ đề
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Chủ đề : LÝ THUYẾT THỦY CANH CÂY TRỒNG
    Đã đăng: 20 Jul 2007 lúc 8:43am

LY THUYẾT CƠ BẢN VỀ THỦY CANH CÂY TRỒNG

 

1.Định nghĩa:

    Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất . Các giá thể này có thể là cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,...

 

2. Lợi ích của trồng thủy canh so với phương pháp canh tác thông thường trên đất:

- Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng (ví dụ như các hộp xốp đựng trái cây). Do đó ta có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí, địa hình khác nhau như hải đảo, vùng núi xa xôi, hay trên tầng thượng, balcon, sau nhà, dưới hầm,…

- Giải phóng một lượng lớn sức lao động. Ưu điểm này có được do không phải làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước,…; việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc; người già, trẻ em, người  khuyết tật đều có thể tham gia hiệu quả.

- Năng suất cao. Vì có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thừơng. Ngòai ra thủy canh còn cho phép trồng liên tục, trồng gối đầu (có thể chuẩn bị cây giống cho vụ trồng tiếp theo ngay từ khi đang trồng vụ hiện tại), nên năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với trồng ngoài đất. Hệ thống nhà lưới giúp hạn chế gần như tối đa sâu bệnh gây hại thông thường trong mùa trái vụ.

- Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây  nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng. Ngòai ra phương pháp thủy canh đựơc trồng chủ yếu trong hệ thống nhà lưới, nhà kính nên tránh đựơc các tác nhân sâu bệnh gây ra bởi côn trùng sâu bọ. Vì vậy, ở đây hầu như rất ít sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Một khuynh hướng khác đang được các nhà vườn chuyên trồng thủy canh rau ưu ái lựa chọn, là việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh cây có nguồn gốc thảo mộc, sinh học, vi sinh,… Đây là các loại thuốc có tính thân thiện với môi trường, ít gây độc với con người, đặc biệt là khả năng phân hủy khá nhanh, nên ít để lại dư lượng trong sản phẩm.

3. Hạn chế của kỹ thuật thủy canh:

+ Hiện nay thủy canh chỉ mới có thể áp dụng hiệu quả cho các loại cây rau quả, hoa ngắn ngày.

+ Do công nghệ thủy canh cây trồng chưa được nghiên cứu, chuyển đổi phù hợp với điều kiện Việt Nam, nên hiện nay giá thành sản xuất còn khá cao. Tuy nhiên có một thực tế là rau trồng theo phương pháp truyền thống đang ngày càng đội giá lên, và tiến gần đến giá của rau được sản xuất theo công nghệ thủy canh!

4. Phân loại

Hiện nay các chuyên gia Việt Nam tạm chia Thủy canh ra làm 3 dạng chính sau:

4.1 Thủy canh không hồi lưu

4.2 Thủy canh hồi lưu

4.3 Khí canh

4.4 Các mô hình cải tiến khác.

 

CÒN NỮA



Đã được chỉnh sửa bởi maivanphu - 11 Dec 2007 lúc 4:42pm
An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
dongphuong Xem từ trên xuống
Elite Member
Elite Member


Gia nhập: 15 Jul 2007
Địa chỉ: TP HCM
Status: Offline
Points: 47
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn dongphuong Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 05 Aug 2007 lúc 9:18pm
Có nhiều bạn có mang nhiều thắc mắc khi bắt đầu nghiên cứu thủy canh nghiệp dư. Ví dụ như bản thân tôi cũng từng lo lắng về chuyện tồn dư nitrat khi thu hoạch. Nhưng qua tìm hiểu và trao đổi, tôi thấy có thể giải đáp vấn đề này như sau:

Các công thức dinh dưỡng đã được chuẩn hoá về số lượng các chất cần dùng từ nhiều năm nay. Cây trồng thông dụng cần khoảng 20 nguyên tố đa lượng và vi lượng(trừ một số cây đặc thù cần thêm Se, Ni,...), mà thông thường trong các công thức có khoảng 17 loại, vì Cacbon, Hydro và Oxi cây lấy được từ nước và không khí. Các nguyên tố còn lại trong điều kiện trồng dưới đất thì cây sẽ lấy từ đất và phân bón. Như vậy thủy canh cũng chỉ là phương pháp cung cấp trực tiếp và đầy đủ các nguyên tố đó cho cây hấp thụ qua hệ thống rễ (cây ăn lá không nên bón qua lá). 

Từng loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên có công thức khác nhau. Còn các loại rau ăn lá có thể dùng chung công thức (mặc dù nếu dùng riêng sẽ đạt hiệu quả tối ưu nên các trang trại nước ngoài xem công thức của họ là bí quyết công nghệ).

Đối với cây ngắn ngày, nếu trồng kiểu không hồi lưu, pha đúng công thức và trồng đúng mật độ thì cây sẽ dùng hết hoặc gần hết lượng dinh dưỡng trong nước khi đến lúc thu hoạch. Như vậy ta có thể ăn rau mà không lo nitrat tồn dư.

Với hệ thống máng hồi lưu của tôi, tôi cũng không để nồng độ chất dinh dưỡng ổn định trong suốt quá trình trồng, mà chỉ pha một lần ban đầu và sau đó bổ sung thêm nước khi hụt nước. (Cái này hơi nghịch với ý kiến của vanminhaicap, nhưng tôi chỉ nêu thực tế trồng của tôi để các bạn tham khảo, còn tôi vẫn nghĩ là vào thời điểm thu hoạch thì EC của chất dinh dưỡng phải gần bằng EC nước máy thì ăn mới an toàn)

Đó là các ý kiến của tôi sau một thời gian nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm. Các bạn thấy có vấn đề cần bàn cãi thì cứ nêu ra cho tôi được học hỏi thêm.
Quay về đầu
havuhung Xem từ trên xuống
Elite Member
Elite Member

Quản Lý Cấp 1

Gia nhập: 07 Jun 2007
Địa chỉ: tp HCM
Status: Offline
Points: -1
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn havuhung Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 05 Aug 2007 lúc 11:28pm

Ý kiến của bạn về vấn đề này rất hay.Tôi có xem qua một số bài viết của một vài tác giả đã nêu lên sự tồn dư Nitrat trong rau trồng theo phương pháp thủy canh.Theo quan điểm riêng tôi,điều này chưa thực sự đáng ngại vì nếu có tồn dư thì lượng đó cũng rất ít so với những loại rau.........(không sạch).Nhưng để củng cố tính chất an toàn và rất sạch của rau trồng thủy canh,các bạn nào có điều kiện, nên phổ biến các bảng phân tích thành phần,chuẩn rau sạch của Sở,Bộ Y Tế ban hành lên diễn đàn cho mọi người yên tâm......sữ dụng và trồng rau thủy canh.

Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 06 Aug 2007 lúc 5:19pm

4.1 Thủy canh không hồi lưu

Là hệ thống trồng cây có dung dịch dinh dưỡng đựng cố định trong một vật chứa cách nhiệt (thường sử dụng hộp xốp). Dung dịch dinh dưỡng ở đây được tính toán với lượng đủ cung cấp cho một chu trình phát triển của số cây được trồng trên hệ thống. Dung dịch có khả năng tự điều chỉnh độ axit (pH) nhờ các chất đệm, thường dùng là KH2PO4. ­Thỉnh thoảng người ta sử dụng các máy bơm oxy để sục khí cho nước trong các thùng sau một thời gian trồng trọt. Một số nơi người ta sử dụng oxy già (H2O2) với nồng độ cực loãng nhằm cải thiện tình trạng có mùi hôi của dung dịch do các vi sinh vật yếm khí.

Đây là một dạng mô hình thủy canh cây trồng đơn giản dễ áp dụng. Đặc biệt nó phù hợp với điều kiện trồng trọt nhằm tự túc lương thực của các hộ gia đình ở thành phố lớn như TP.HCM, HÀ NỘI,… nơi mà diện tích phục vụ trồng trọt chủ yếu là balcon, sân thượng,…

·        Hình dạng bên ngoài  

Có nhiều loại thùng với kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, do đó tùy theo đối tượng trồng mà ta chọn lựa cho phù hợp.


 

 

 



 


Đã được chỉnh sửa bởi maivanphu - 06 Aug 2007 lúc 5:23pm
An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 06 Aug 2007 lúc 5:26pm

 

·        Thiết kế cụ thể

 

Hệ thống đựng dung dịch ở đây thường là các thùng đựng trái cây đã qua sử dụng. Chúng ta sẽ dễ dàng mua được chúng với giá chỉ vài ngàn đồng từ cửa hàng trái cây gần nhà. Tuy nhiên, ta nên chấp nhận trả thêm vài ngàn cho chủ vựa trái cây để có thể lựa những chiếc thùng như ý ( còn tương đối mới, không bị nứt, bể, đặc biệt là ở phần nắp thùng, vì ta sẽ khoan lỗ ở bên trên)

 - Phần đáy thùng: dùng để đựng dung dịch trong suốt quá trình trồng trọt. Do đó ta cần đảm bảo nó không bị rò rỉ hay bị nứt bể do áp lực nước. Vì vậy một tấm phủ bằng nhựa mỏng là phù hợp. Để dễ dàng hơn thì ta có thể sử dụng dạng bịch đựng rác khổ lớn, hoặc loại bịch xốp có quai ( kích cỡ sử dụng tùy loại thùng, tuy nhiên thông thường là loại bịch có bề rộng 50 - 60cm). Và một điều lưu ý khác là lớp nhựa được lựa chọn nên có màu sẫm, nhằm hạn chế tối đa ánh sáng chiếu vào bên trong dung dịch. Tác nhân ánh sáng khi vào bên trong thùng đựng dung dịch sẽ tác động làm ức chế hệ thống rễ mọc dài ra bên ngoài giá thể; và cũng là nguyên nhân làm cho rêu xanh và các vi sinh vật phát triển đẩy nhanh quá trình làm thoái hóa dung dịch dinh dưỡng nuôi cây.

 


An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 06 Aug 2007 lúc 5:29pm
Vì lý do kỹ thuật, mong các bạn hãy save as các trang này lại để đọc về sau, vì rất có thể các hình ảnh sẽ bị thu nhỏ trở lại sau một thời gian!
 

 

-                           Phần nắp: tùy từng loại cây mà ta bố trí số lượng và vị trí các ly đựng khác nhau.

Nguyên tắc là trên cùng một nắp thùng: cây ngắn ngày bố trí nhiều, cây dài ngày bố trí ít; cây tán rộng bố trí ít, cây tán hẹp bố trí dày hơn; linh hoạt sắp xếp vị trí các ly để tăng diện tích khoảng trống đồng đều cho các cây. Dụng cụ để tạo lỗ rất đa dạng, có thể dùng dao thái, dao mổ, ống kim loại đã mài bén một đầu, hay một lưỡi cưa tròn với kích thước phù hợp là lý tưởng nhất.

 


 


An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 06 Aug 2007 lúc 5:30pm

- Giá thể mà chúng ta sử dụng thông thường là bột dừa đã qua xử lý tannin, trấu hun, đá sỏi nhẹ,…hay một giá thể được tạo ra từ sự phối hợp giữa nhiều loại nguyên liệu. Yêu cầu đòi hỏi của một giá thể lý tưởng cho hệ thống thủy canh không hồi lưu này là: giá thể phải có khả năng mao dẫn nước từ dưới thùng chứa lên bề mặt để nuôi cây (đặc biệt là giai đoạn hạt, và cây con); bề mặt bên trên của giá thể không bị đẫm nước, điều này đồng nghĩa với việc giá thể được sử dụng không quá “ngậm nước”( sờ nhẹ tay trên bề mặt giá thể tay không dính quá nhiều nước, hoặc nhìn thấy nước ướt đẫm trên bề mặt là không ổn, hình bên dưới cho thấy độ ẩm tương đối hợp lý ); Và một điều đặc biệt khác là giá thể phải đảm bảo yếu tố “trơ”, nghĩa là giá thể được sử dụng không bị phân hủy khá nhanh và thành phần của nó không tham dự vào việc “cung cấp” dinh dưỡng  cho cây trồng trên hệ thống.

 


An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 06 Aug 2007 lúc 5:31pm

 

-                     Ly đựng: mục đích sử dụng ly đựng là để phối hợp với giá thể làm thành giá đỡ vững chắc cho sự phát triển của cây và tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển mạnh (giá thể càng ít, càng thoáng thì hệ rễ càng xâm nhập nhanh vào dung dịch, và dĩ nhiên cây sẽ phát triển nhanh chóng hơn).

Do đó ly dùng cho thủy canh tĩnh thường là chậu nhựa được bán trên thị trường, hoặc các ly nhựa dùng để đựng nước uống một lần; sau đó nhờ các dụng cụ như dao mổ, mỏ hàng điện…. để tạo các khoảng trống trên ly, giúp dung dịch thấm được vào trong giá thể và rễ mọc xuyên ra bên ngoài.

+ Có rất nhiều cách để chúng ta tạo ra một chiếc ly chuyên dụng cho hệ thống thủy canh tĩnh. Nhưng nguyên tắc chung mà chúng ta hướng tới là phải làm sao cho công việc chuẩn bị diễn ra thật nhanh chóng và đỡ tốn kém nhất. Ví dụ ở hình bên dưới, ban đầu tôi dùng dao mổ để tạo các rãnh trống ở đáy và bên hông như ở ly bên phải. Do đó tôi cần một tấm lưới lớn để lót bên trong ly, nhằm đảm bảo cho giá thể không lọt ra ngoài dung dịch.

Nhưng ở chiếc ly bên trái, tôi chỉ cần rạch các đường dọc theo ly cũng có thể giúp cho rễ của các cây đâm xuyên ra ngoài (cách này chỉ phù phợp với các cây ăn lá). Và bây giờ chỉ cần một mảnh lưới nhỏ ở đáy ly!

Như vậy có thể thấy khả năng thiết kế hệ thống thủy canh tĩnh rất linh hoạt và có khả năng thích ứng với nhiều ý tưởng phù hợp.

 


An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 06 Aug 2007 lúc 5:36pm

-                           Cách châm dung dịch dinh dưỡng vào thùng: cho dung dịch ngập 2 – 3cm ly đựng giá thể và có khoảng trống thích hợp bên ngoài ly.

 

 

Đối với các cây dài ngày như cà chua, dưa leo thì “lỗ lọc khí” là rất cần thiết cho sự phát triển của hệ rễ. Còn các cây rau ngắn ngày, ta có thể tận dụng khe hở tạo ra từ các ly giá thể cũng đủ cung cấp lượng oxy cần cho rễ cây, vừa tạo vẻ mỹ quan cho thùng chứa. Nên nhớ rễ cây dù trồng trong điều kiện nào (thủy canh, trồng đất hay ngập nước,…) cũng cần phải có O2 để thực hiện quá trình hô hấp. Do vậy ta phải hết sức chú ý đến vấn đề này khi thiết kế hệ thống. Tuy nhiên một điều đáng mừng là hệ rễ của cây xanh có tốc độc thích nghi với điều kiện mới được xếp vào nhóm nhanh nhất của các cơ quan trên cây. Vì vậy ta chỉ cần tạo một điều kiện sinh trưởng “tương đối ưu ái” cho hệ rễ, đặc biệt là giai đoạn ấu niên hay mới thay đổi điều kiện sinh trưởng; và … phần việc còn lại là ở sự thích ứng tự nhiên tiếp tục của hệ rễ vậy!

+ Dưới đây là hình ảnh cho thấy mực nước hợp lý khi thực hiện một thùng trồng thủy canh hoàn tất (đã đậy nắp)

 




Đã được chỉnh sửa bởi maivanphu - 06 Aug 2007 lúc 5:37pm
An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
maivanphu Xem từ trên xuống
:Ban Quản Trị:
:Ban Quản Trị:
Ảnh đại diện
Manager RauSach

Gia nhập: 06 Jun 2007
Địa chỉ: TP.HCM
Status: Offline
Points: 1035
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn maivanphu Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 06 Aug 2007 lúc 5:39pm

 

-                           Sau khi hệ thống đã chuẩn bị đầy đủ, ta tiến hành trồng bình thường. Có thể gieo hạt trực tiếp vào ly thủy canh, hoặc ươm cây trước rồi bứng vào hệ thống,… tất cả đều ổn cả bạn ạ. Sự khác nhau giữa việc gieo trực tiếp hay ươm cây con trước; giữa gieo hạt đã nảy mầm hay hạt chưa qua ngâm nước,… chỉ khác nhau ở thời gian mà chúng ta sẽ phải chờ đợi để có thể nhìn thấy mầm xanh đầu tiên từ hệ thống hoàn hảo này thôi bạn nhé.

Và sau một thời gian trồng trọt bạn có thể thấy hình dạng thật của cây và ly giá thể như vầy:

 

 



 

 

 

An trú trong hiện tại - giờ phút đẹp tuyệt vời...

Email: maivanphu@www.toiyeuseo.com

ĐT: 09 04 509 204

Quay về đầu
 Trả lời bài  Trả lời bài  Trang  123 14>
  Share Topic   

Di chuyển nhanh Những sự cho phép của diễn đàn Xem từ trên xuống

Forum Software by Web Wiz Forums® version 11.03
Copyright ©2001-2014 Web Wiz Ltd.

Trang này được hoàn thành trong 0.438 Giây.