[Diễn đàn] [Diễn đàn] > Góc Vườn Giao Lưu [đang chuyển dữ liệu...] > CÂU LẠC BỘ RAU GIA ĐÌNH
Điều lệ sinh hoạt   Có bài mới Có bài mới Kênh RSS - Xin hướng dẫn trồng rau và phòng bệnh cho rau
  Tìm kiếm trong diễn đàn   Events   Đăng ký Đăng ký  Đăng nhập Đăng nhập


HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018


VĂN HÓA - QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ NỘI QUY DIỄN ĐÀN RAU SẠCH

Xin hướng dẫn trồng rau và phòng bệnh cho rau

 Trả lời bài  Trả lời bài 
Tác giả
Nội dung
  Chủ đề  Tìm kiếm Chủ đề Tìm kiếm  Tùy chọn chủ đề Tùy chọn chủ đề
Gấu mẹ Hà Nội Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 23 May 2011
Status: Offline
Points: 0
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Gấu mẹ Hà Nội Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Chủ đề : Xin hướng dẫn trồng rau và phòng bệnh cho rau
    Đã đăng: 23 May 2011 lúc 11:57am
Chào các bạn, mình là thành viên của mới diễn đàn, mình rất thích trồng rau và đã trồng được một thời gian, nhưng mình trồng không thành công, mình kể một số vấn đề mình hay mắc phải, các bạn chỉ giúp hộ mình nhé, mình cảm ơn các bạn rất nhiều:
- Mình chỉ biết trồng rau mầm, nếu mình để lớn lớn hơn chút thì rau sẽ bị già, ăn có cả sơ các bạn ạ. Các bạn chỉ cách cho mình trồng rau lớn hơn với nhé.
- Rau nhà mình cũng hay bị sâu, mình không biết là con gì, vạch lá tìm sâu thì thỉnh thoảng mới tìm được con bé tí xíu. Các bạn chỉ giúp cho mình cách phòng bệnh cho xâu nhé.
- Mình không biết lựa chọn kích cỡ hộp trồng rau quả cho phù hợp, ví dụ trồng rau mùng tơi thì trồng vào hộp xốp cao bao nhiêu cm thì vừa? trồng các loại quả như dưa leo, cà chua thì đòi hỏi hộp ra sao mình cũng biết.
Các bạn chỉ giúp mình với nhé, cảm ơn các bạn nhìu nhìu.
Quay về đầu
ksvdc Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 13 Dec 2008
Địa chỉ: Ninh Thuận (ĐN)
Status: Offline
Points: 22
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn ksvdc Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 23 May 2011 lúc 12:38pm
Mong mọi thông tin dưới đây hữu ích với bạn.
Lưu ý với bạn là bạn cần cho ksvdc biết rõ việc bạn trồng rau lớn hơn là gì? Bạn trồng theo phương pháp thủy canh hay trồng bằng đất sạch theo kiểu truyền thống? Rất mong thông tin cụ thể từ bạn thì ksvdc với có giải pháp và hướng dẫn bạn việc lựa chọn vật liệu dụng cụ để tiến hành gieo trồng.
Chúc bạn luôn thành công với việc trồng rau, và mong sự giản dị của hạnh phúc luôn ở bên cạnh bạn.
Vài lời chia sẻ với bạn.
Thân ái

Tự trồng rau thơm tại nhà
Nguồn tin: Nông nghiệp Việt Nam
Có thể dễ dàng tự trồng rau thơm ngay tại nhà

1. Chuẩn bị giá thể:Cho đất sạch hoặc các loại giá thể sản xuất rau mầm vào khay trồng được làm bằng nhựa hoặc hộp xốp có kích thước 35 x 50 x 15cm hoặc trong chậu, rổ, rá có đường kính miệng tối thiểu 25cm và san phẳng.

2. Gieo hạt:

- Với các loại rau thơm như: tía tô, kinh giới, thì là, húng quế, húng chó: gieo đều trên bề mặt mỗi khay khoảng 0,5-1g hạt giống, phủ lên trên một lớp đất mỏng 0,5cm rồi tưới nước, giữ ẩm, sau 7-10 ngày hạt sẽ nẩy mầm.

- Với cây rau mùi (rau ngò rí) bà con cần dùng chai thủy tinh chà nhẹ cho hạt nứt vỏ rồi đem ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 10-12 giờ. Sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước rồi mới đem gieo khoảng 20 hạt/khay, sau 7-10 ngày hạt sẽ nẩy mầm.

- Với các loại rau mầm như: cải xanh, cải củ, đậu xanh, rau muống… cũng nên ngâm trong nước ấm và gieo dày (5g/khay), tưới nước giữ ẩm chỉ sau 2-3 ngày là mọc mầm; sau 5-7 ngày có thể tỉa thưa để sử dụng và tiếp tục chăm sóc để có rau xanh ăn dần.

- Chú ý: Dùng các tấm che (phên, bìa các tông, giấy báo…) đậy kín các khay sau khi gieo hạt và tưới đủ ẩm đem vào chỗ tối trong 2-3 ngày đầu cho hạt nhanh nẩy mầm. Khi hạt đã nẩy mầm thì dỡ các tấm đậy ra, kiểm tra độ ẩm để thường xuyên cung cấp nước cho khay. Khi rau đã mọc 1-2 lá mầm thì đưa ra chỗ sáng cho rau nhanh phát triển.

3. Chăm sóc:

- Tưới nước thường xuyên cho rau, những ngày đầu tưới 2 lần/ngày (sáng, chiều), những ngày sau có thể tưới thêm tùy độ ẩm trong khay và điều kiện thời tiết bên ngoài. Không tưới khi trời đang nắng nóng. Nên dùng các loại bình phun có tia nhỏ, mịn để tránh làm rau bị dập lá.

- Các loại rau thơm như: húng quế, húng chó, tía tô, kinh giới… khi được 20-30 ngày tuổi có thể bấng trồng ra các chậu riêng (1-2 cây/chậu) cây sẽ nhanh lớn, bấm ngọn, bón thêm phân, tưới đủ ẩm để cây phân nhiều cành và thu hái ngọn, lá được lâu hơn (từ 6 tháng đến 1 năm).

4. Thu hoạch:

- Các loại rau thu hoạch 1 lần như: rau mùi (ngò rí), thì là: 40-45 ngày sau gieo có thể thu hái để sử dụng. Thu hết thì đem giá thể phơi khô, trộn thêm đất hoặc giá thể mới để trồng lại lứa khác.

- Các loại rau thu hoạch nhiều lần: 30-35 ngày sau khi gieo hạt thu hái phần ngọn non, tiếp tục bón phân, chăm sóc để thu hái các lứa tiếp theo 5-7 ngày sau đó.






rồng rau tại nhà, tại sao không?
Trồng rau đem lại rất nhiều lợi ích cho mỗi gia đình. Một vườn rau nhỏ có thể dễ dàng được tạo dựng và duy trì tại nhà cho dù nơi bạn sống là một căn hộ chung cư nhỏ hẹp nơi đất chật người đông Sài Gòn hay Hà Nội
Vì sao bạn nên trồng rau tại nhà?

Trồng rau tại nhà giúp gia đình bạn có thể tự túc toàn bộ hoặc một phần rau xanh cho các bữa ăn hằng ngày; từ đó tiết kiệm một nguồn chi phí đáng kể trong lúc giá cả chợ búa đắt đỏ như hiện nay, trung bình tiền rau cho một gia đình 4 người có thể lên đến 30.000 đồng/ngày hoặc hơn. Nếu gia đình có vườn rau lớn bạn còn có thể cung cấp cho hàng xóm, láng giềng. Sâu xa hơn, vườn rau giúp tiết kiệm năng lượng: rau quả của bạn không cần phải được vận chuyển từ các nơi xa xôi khác để hiện diện trong các bữa cơm của gia đình bạn.

Quan trọng nhất là vấn đề an toàn thực phẩm. Rau bạn tự trồng bao giờ cũng đảm bảo vệ sinh, lại tươi non mơn mởn, nhiều dưỡng chất hơn bất kỳ loại rau nào bạn mua ở chợ mà bạn không thể biết được nguồn gốc xuất xứ cũng như liệu chúng có chứa thuốc trừ sâu hay chất bảo quản không.

Trồng rau còn là một thú vui, giúp giảm stress trong cuộc sống. Làm vườn còn là một cách tập thể dục giúp bạn cải thiện sức khỏe của bản thân. Theo một nghiên cứu, một giờ làm vườn sẽ giúp bạn tiêu tốn 400 calo tương đương một tuần chạy bộ ba lần, mỗi lần mấy tiếng đồng hồ.


Khu vườn cộng đồng

Tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ, Canada, Anh, Úc và New Zealand, chính quyền quy hoạch và phát triển các Khu vườn cộng đồng cho phép cư dân hay người tình nguyện đến làm vườn, trồng rau, cây ăn trái, tự đáp ứng nhu cầu thực phẩm của gia đình hay cung cấp rau xanh, củ quả cho người nghèo và người già trong thành phố. Khu vườn cộng đồng giúp mang lại không khí trong lành cho thành phố, tạo nên lối sống thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, tạo thói quen ăn uống lành mạnh. Khu vườn cộng đồng cũng có thể được tổ chức bởi một nhóm các cá nhân cùng sở thích, tự gây dựng vườn rau tại khu đất trống của họ để tự túc rau xanh an toàn cho các gia đình.



Vườn rau sẽ tạo nên không gian xanh tươi, thoáng mát và tăng thêm nét đẹp cho ngôi nhà của bạn. Về tổng thể, vườn rau giúp làm sạch không khí cho môi trường sống xung quanh bạn, cung cấp nhiều oxy, giảm thiểu lượng khí nhà kính.

Nếu trồng rau bằng phương pháp hữu cơ, bạn sẽ giảm được lượng rác thải đáng kể từ nhà bếp. Cỏ, lá úa, lá sân vườn… có thể dùng làm phân bón cho vườn rau.

Nếu bạn có con nhỏ, vườn rau là một nơi lý tưởng để bạn sử dụng thời gian làm vườn ở bên con, dạy con cách làm vườn, lối sống hòa đồng gần gũi với thiên nhiên.

Tạo dựng một vườn rau

Nếu bạn có một khoảnh đất nhỏ trong vườn, một hiên nhỏ hoặc ban-công thì bạn có thể tạo ra một khu vườn nho nhỏ bằng cách trồng rau trong các hộp xốp hay các khay chứa.

Khay chứa: Ban đầu, bạn hãy mua một số hộp xốp, khay chứa để trồng rau (để tiết kiệm diện tích mặt đất bạn có thể mua loại khay treo). Bạn cũng có thể sử dụng hộp đựng sữa, giỏ treo, thùng rác, thùng gỗ (có lót nhựa)…để trồng rau. Các loại rau khác nhau đòi hỏi thùng chứa kích cỡ khác nhau. Thùng chứa cỡ hộp sữa có thể được dùng để trồng các loại thảo mộc, rau diếp, ớt, hành lá, cà chua bi… Các thùng chứa lớn hơn (30-50 lít hay hơn) để trồng bắp cải, cà chua, dưa chuột, bí… Điểm tiện lợi của trồng rau trong khay chứa là bạn có thể di chuyển chúng đến nơi có nhiều ánh sáng mặt trời hay đem cất đi để tránh mưa to, gió lớn. Đừng quên khoan lỗ ở phía dưới hoặc trên mặt các khay chứa này để thoát nước khi mưa.

Đất trồng, hạt giống, phân bón: Bạn đến cửa hàng làm vườn, hỏi mua đất hỗn hợp để trồng rau trong khay chứa, tốt nhất là mua loại đất hữu cơ, để đơn giản bạn mua luôn loại phân hữu cơ bón cho đất. Mua hạt giống tại các cửa hàng này và đừng quên hỏi người bán thông tin về loại rau củ mà bạn định trồng hay đọc kỹ hướng dẫn cách trồng loại rau bạn định trồng.

Ánh sáng mặt trời: Rau trồng trong khay chứa sẽ cần ít nhất năm giờ ánh sáng mặt trời trực tiếp mỗi ngày, nhiều loại thực vật như bắp cải và rau diếp có thể cần ánh sáng ít hơn trong khi củ cải và cà rốt sẽ cần thêm ánh mặt trời. Cà chua và dưa chuột cần ánh mặt trời nhiều nhất… Thời lượng ánh sáng mặt trời thay đổi tùy theo giống trồng.

Nước: Hầu hết các loại rau sẽ cần phải được tưới nước hàng ngày, đặc biệt là trong thời tiết nóng và khô.

Trường hợp nhà bạn không có hiên hoặc ban-công để trồng rau, bạn vẫn có thể phát triển vườn rau nhỏ ngay trước cửa sổ của bạn. Vườn rau nhỏ bé này sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí, độ ẩm trong nhà và giúp bạn cải thiện sức khỏe.

ksvdc
Nguồn: Minh Anh/Thanh Nien Online
Phong Lan Rừng là Chính Tôi

FB:https://www.facebook.com/vdcbmt

TưvấnKỹthuậtnôngnghiệp

ĐT:0942130717

Quay về đầu
Gấu mẹ Hà Nội Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 23 May 2011
Status: Offline
Points: 0
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Gấu mẹ Hà Nội Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 23 May 2011 lúc 2:21pm
Dạ, nhà mình đang trồng rau bằng đất sạch. Rau lớn hơn là rau ăn lá ạ. Mình cũng chưa nghiên cứu nhiều về thuỷ canh và mình rất băn khoăn về dung dịch nuôi cây, mình nhìn thấy giàn nuôi thủ canh của nhiều bạn thì rất mê nhưng mình rất băn khoăn về dung dịch nuôi, không hiểu những hoá chất pha dung dịch có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không. Mong các bạn giải thích dùm. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Quay về đầu
ksvdc Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 13 Dec 2008
Địa chỉ: Ninh Thuận (ĐN)
Status: Offline
Points: 22
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn ksvdc Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 23 May 2011 lúc 7:26pm
Bạn hãy tham khảo tài liệu dưới đây, chúc bạn có thêm kiến thức mới về phương phap thủy canh và úng dụng vào trồng rau của mình
Xin thưa với bạn rằng không có ảnh hưởng đến sức khỏe khi bạn sử dụng rau trồng bằng thủy canh.
Nào giờ hãy tìm hiểu nhé

Môi trường nuôi trồng thủy canh

1.Sự pha chế

Một khi giá thể không đóng góp gì vào sự sinh trưởng và sản lượng thu hoạch, thì tất cả các chất dinh dưỡng đều phải thêm vào trong nước. Bản thân nước cung cấp cho cây cũng có chứa một vài chất khoáng hòa tan có ích cho cây. Các chất khoáng được sử dụng trong môi trường bắt buộc phải được hòa tan hoàn toàn trong nước, nếu thêm bất kỳ chất nào mà không tan được trong nước thì không có tác dụng gì đối với cây.

Trong thủy canh thì tất cả các chất cần thiết cung cấp cho cây đều được sử dụng dưới dạng các muối khoáng vô cơ được hòa tan trong dung môi là nước.

Nhiều công thức dinh dưỡng được công bố và sử dụng thành công cho nhiều đối tượng cây trồng như cải xà lách, cải ngọt, bông cải dâu tây, nho và các loại hoa,…

Nếu sử dụng các môi trường dinh dưỡng với dạng nước thì phải nắm rõ nguyên tắc pha chế để chúng không bị kết tủa làm mất tác dụng của hóa chất.

Ví dụ: - Ca và P nằm gần nhau thì bị kết tủa
- Fe phải được pha riêng, dùng EDTA để hòa tan hoàn toàn Fe

Trong thủy canh, các muối khoáng sử dụng phải có độ hòa tan cao, tránh lẫn các tạp chất. Môi trường dinh dưỡng đạt yêu cầu cao khi có sự cân bằng về nồng độ ion khoáng sử dụng trong môi trường để đảm bảo độ pH ổn định trong khoảng từ 5,5 – 6,0 độ là độ pH mà đa số cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Sự thành công hay thất bại của việc trồng thủy canh phụ thuộc vào việc xử lý chất dinh dưỡng, điều này có thể đạt được tùy thuộc vào độ pH, nhiệt độ và độ dẫn điện của môi trường…

* Cách pha chế tránh sai số

Việc pha chế phân vi lượng rất khó vì nồng độ rất nhỏ (mg/l, ppm). Để khắc phục sai số nên cân và pha dung dịch gốc theo nồng độ g/l khi dùng thì pha loãng dung dịch gốc thành nồng độ mg/l hoặc ppm.

Chẳng hạn: Nếu muốn pha 1 lít dung dịcn có nồng độ 1 ppm.
- Đầu tiên cân hóa chất 1g rồi định mức thành 1lít (cho hóa chất vào cốc có dung tích 1 lít rồi thêm nước cất vòa đến vạch 1 lít là đủ), khuấy cho đến khi hóa chất tan hoàn toàn. Lúc này đã có dung dịch gốc nồng độ 1 (g/l) (tạm gọi là dung dịch 1).
- Dùng pipet lấy chính xác 1ml dung dịch gốc trên cho vào cốc và định mức thành 1 lít, khuấy đều ta thu được 1 lít dung dịch có nồng độ 1mg/l (dung dịch 2).
- Dùng pipet lấy chính xác 1ml dung dịch 2 cho vào cốc và định mức thành 1 lít, khuấy đều ta thu được 1 lít dung dịch có nồng độ 1ppm.
- Để thực hiện được các bước trên cần dùng cân điện tử có sai số sau dấu phẩy ít nhất là 2 số.
- Nên pha dung dịch bằng nước ấm khoảng 400C, dùng nước mềm
---------------



1.1.Độ pH

Độ pH được hiểu theo nghĩa đơn giản là một số đo chỉ số axit hoặc axit hoặc bazơ trong khoảng từ 1 – 14. Trong môi trường dinh dưỡng, độ pH rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Môi trường - Trung tính có pH = 7
- Axit có pH < 7
- Bazo có pH > 7

Việc xác định pH của môi trường dinh dưỡng có thể bằng giấy đo pH hoặc pH kế.

Độ pH được tính dựa trên mức hoạt động của các nguyên tố khác nhau với cây trồng.

- pH < 5.5 thì khả năng hoạt động của P, K ,Ca, Mg và Mo giảm đi rất nhanh.
- pH > 6.5 thì Fe và Mn trở nên bất hoạt.

Việc điều khiển pH của dung dịch rất quan trọng để ngăn chặn pH tăng lên quá cao, sẽ gây ra tình trạng kết tủa của Ca3(PO4*)*2, gây ngẹt ống dẫn dung dịch và bám quanh bộ rễ của cây.

- Nếu pH xuống dưới 5.5, KOH hay một vài chất thích hợp khác có thể thêm vào dung dịch để tăng pH lên.

- Nếu pH quá cao, H*3PO*4 hay HNO*3 có thể sử dụng. H3PO**4 thường được sử dụng nhiều hơn, vì nó bổ sung thêm PO*4 vào quá trình trồng trọt và tăng thêm lượng khoáng chất cần cho cây trồng. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt nếu pH cao là do lượng Ca(HCO*3)2 quá cao trong nước cung cấp, thì nên sử dụng HNO*3. Nếu bổ sung H3PO**4*** vào trong trường hợp này thì Ca(HCO*3)2* sẽ được hình thành, đây là một loại kết tủa trắng không tan, cây trồng không thể hấp thu được.

Cuối cùng quyết định là sử dụng H*3PO*4* và HNO*3* sẽ trả lời câu hỏi về sự an toàn.

HNO*3 là một acid rất mạnh trong khi đó H*3PO*4** lại là một acid nhẹ hơn. H*2SO4 cũng là một acid thích hợp. Việc điều chỉnh pH để cẩn thận cần phải tiến hành các thử nghiệm và cho ra những cảnh báo thích hợp.

Sử dụng NH3 cũng là một cách để giảm pH, NH*3 trong khi oxy hóa tạo thành NO**3 làm cho dung dịch có tính acid. Sự tạo thành này hay sự oxy hóa được thực hiện bởi các vi khuẩn nitrat hóa.

Sự thay đổi pH trong dung dịch dinh dưỡng thường xảy ra khá nhanh, phụ thuộc vào độ lớn của hệ thống rễ và thể tích dinh dưỡng của một cây.

Sự sinh trưởng của cây là một trong những nhân tố làm cho môi trường trở nên có tính acid hơn, vì trong quá trình sống rễ giải phóng ra các acid hữu cơ và ion H+. Trong khi đầu rễ phải đâm xuyên qua lớp giá thể trong suốt quá trình phát triển, thì lớp tế bào bên ngoài bao quanh đầu rễ bị bong ra do tiếp xúc với những vật thể nhọn trong giá thể, đặc biệt là scoria, cát, sỏi. Vì vậy, khi di chuyển cây khỏi giá thể, những rễ nhỏ vẫn còn bám lại trong giá thể và sẽ chết. Giá thể được sử dùng càng lâu thì những nhân tố hữu cơ đọng lại trong đó càng nhiều và cần nhiều sự điều chỉnh cần thiết để đạt được pH như mong muốn.

Với giá thể hoàn toàn mới, không có bất kỳ một nhân tố hữu cơ nào đọng lại, hay các vật liệu sinh dưỡng từ vụ trước còn lại, độ pH của môi trường sẽ tăng lên khi cây cà chua sinh trưởng, nếu như dung dịch không bị acid hóa từ trước. Với sự sinh trưởng nhanh của cây pH sẽ tăng nhanh vượt quá 6.5 và sẽ gây ra sự thiếu hụt sắt. pH tăng là do cây hấp thu nhiều NO3- vào quá trình sinh trưởng, và sau đó là giải phóng CO*2 vào dung dịch. CO*2 *sẽ tạo thành acid không bị phân ly và làm cho pH tăng lên.

Trong thủy canh, đa số các cây trồng thích hợp với môi trường hơi axit đến gần trung tính, pH tối ưu từ 5,8 đến 6,5. Nếu pH trên 7 thì Fe, Mn, **, Zn, Bo trở nên kém hiệu quả đối với cây. Do đó, có thể điều chỉnh bằng cách cho thêm axit nếu pH môi trường quá kiềm và ngược lại cho thêm bazo khi môi trường quá axit. Thông thường người ta sử dụng một số hóa chất có tính đệm nghĩa là có khả năng duy trì nồng độ ion H+ trong một khoảng cho trước.

Tác dụng đệm ở chổ là làm chậm sự di chuyển của pH về một phía nào đó do sự phân ly kết hợp của các gốc axit và phân tử nhiều ion. Điều đáng tiếc là hệ thống thủy canh quá nghèo chất đệm nên khó giữ pH ở khoảng 4 – 7 nếu không dùng chế độ điều chỉnh pH tự động. P(H*2PO4,HPO4) trong dung dịch có khả năng đệm, nhưng nếu duy trì P ở mức đủ để làm ổn định pH (1 – 10mM) sẽ gây hại cho cây. Cây hấp thu P một cách chủ động, do đó dung dịch hoàn lưu có 0,005mM P thì khả năng đệm kém hơn dung dịch bổ sung tinh khiết (được thêm vào để bù cho lượng bốc thoát hơi nước).

Trong nuôi trồng thủy canh, pH được cân bằng bởi hoạt động của cây. Nếu pH tăng (môi trường trở nên quá kiềm) khi đó cây sẽ thải ra các muối axit vào môi trường, đó có thể là nguyên nhân làm chất độc trong môi trường tăng lên và làm hạn chế sự dẫn nước. Nếu pH giảm xuống (môi trường trở nên quá axit) thì cây sẽ thải ra các thành phần ion bazo, có thể làm giới hạn việc hấp thu các muối gốc axit, nên rễ cây không cần thiết hấp thu.

Nhìn chung, pH của môi trường nên kiểm tra thường xuyên khi trồng thủy canh có thể 2 – 3 lần/tuần, nên thực hiện các hình thức kiểm tra này vào thời điểm nhiệt độ giống nhau bởi vì pH của môi trường có thể dao động theo ánh sáng và nhiệt độ vào ban ngày là nguyên nhân làm pH tăng, và khi trời tối hoạt động hô hấp của cây tăng là nguyên nhân làm pH hạ xuống.

Nhưng cần lưu ý:
- Sự thay đổi pH của môi trường dinh dưỡng trong thủy canh có thể chính là do các vi sinh vật gây ra.
- pH nội bào không chỉ phụ thuộc vào môi trường chung quanh mà vi sinh vật có thể kiểm soát được một phần nhờ tiết các ion (kể cả ion H+).
- pH trong tế bào không giống như môi trường ngoài, ngay trong nội bào pH cũng không đồng nhất.
- Những thí nghiệm nghiên cứu gần đây cho thấy:
+ pH của tế bào do pH của môi trường quyết định.
+ pH tác động đến sự vận chuyển các chất dinh dưỡng qua màng tế bào.

1.2. Nhiệt độ
Dao động về nhiệt độ trong môi trường dinh dưỡng ở thủy canh không chỉ tác động đến pH mà còn ảnh hưởng đến độ hòa tan của các dưỡng chất.

Nghiên cứu về nhiệt độ của nước đối với sự hòa tan của các khoáng chất được sử dụng thì nhiệt độ thích hợp là khoảng 200C – 220C. Nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trên thì các chất khó hòa tan được.

1.3. Bổ sung chất dinh dưỡng
Hai yếu tố cần được xem xét để nghiên cứu một dung dịch bổ sung:
- Thành phần dung dịch
- Nồng độ dung dịch

Trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, cây sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu đòi hỏi của chúng.

Đối với loại cây có thời gian sinh trưởng tương đối dài thì việc bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết.

Trong nghiên cứu người ta có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện (EC: electro - conductivity); sự phân hủy của muối khoáng (TSD: Total dissolved salts) hoặc nhân tố hòa tan (CF: conductivity factor) của các máy đo để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi trồng thủy canh.

Độ dẫn điện (electro – conductivity) hay yếu tố dẫn (conductivity factor – CF) có thể được biểu diễn như millisiemen (mS) hay phần triệu (ppm).
Electro – conductivity để chỉ tính chất của một môi trường có thể chuyển tải được dòng điện. Độ dẫn điện của một dung dịch là sự dẫ n của dung dịch này được đo giữa điện cực có bề mặt là 1 cm2 ở khoảng cách 1 cm, đơn vị tính là mS/cm; hoặc được thể hiện đơn vị ppm (parts per million) đối với những máy đo TDS (Total dissolved salt).

Chỉ số EC chỉ dẫn diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch, chứ không thể hiện được nồng độ của từng thành phần riêng biệt.
Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần, do vậy duy trì EC ở một mức ổn định là rất quan trọng.
Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất, hậu quả là nồng độ dung dịch sẽ rất cao và gây độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vào môi trường.

Ngược lai, nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước và khi đó ta phải bổ sung thêm khoáng chất vào dung dịch.


EC (mS/cm)
TDS (ppm)
Cẩm chướng
2,4 – 5,0
1400 – 2450
Địa lan ( Cymbidium)
0,6 – 1,5
420 – 560
Hoa hồng
1,5 – 2,4
1050 – 1750
Cà chua
2,4 – 5,0
1400 – 3500
Xà lách
0,6 – 1,5
280 – 1260
Xà lách soong
0,6 – 1,5
280 – 1260
Cây chuối
1,5 – 2,4
1260 – 1540
Cây dừa
2,4 – 5,0
1400 – 1680
Dâu tây
1,5 – 2,4
1260 – 1540
Ớt
1,5 – 2,4
1260 – 1540


DO (dissolved oxygen):
DO là đơn vị dùng để đo hàm lượng oxygen hòa tan trong một lít nước, đơn vị (mg/l). Đo DO để biết được độ thoáng khí của môi trường dinh dưỡng. Chỉ số DO cao thuận lợi cho hoạt động hô hấp và biến dưỡng của hệ rễ.
DO phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và độ mặn của dung dịch.
---------------
* Thành phần dung dịch

Được xác định bởi các chất mà cây đòi hỏi. Việc phân tích phiến lá dựa trên nồng độ dinh dưỡng khoáng có trong mô lá, vì lá là nơi xảy ra quá trình quang hợp và do đó lượng enzyme trong mô lá cao nhất. Nồng độ dinh dưỡng khoáng trung bình trong toàn cây thường ít hơn nồng độ trong lá, vì vậy một dung dịch bổ sung căn bản phải dựa trên nồng độ các chất có trong mô lá mà chúng sẽ cung cấp cho thân, hạt và trái.

Các cây con nhỏ dễ dàng thiếu hụt chất dinh dưỡng nhưng hiếm khi nào tạo ra chất độc. Chính vì vậy, tác giả sử dụng dung dịch ban đầu có nồng độ cao. Tuy nhiên, dung dịch bổ sung có đầy đủ chất dinh dưỡng này chỉ thích hợp cho cây ở giai đoạn đầu (thích hợp cho sự tạo lá – sau giai đoạn này mầm), và nó sẽ trở nên quá đậm đặc khi thân và lá phát triển. Cho nên tác giả đã thay đổi thành phần của dung dịch bổ sung theo từng thời kỳ phát triển của cây nhằm ngăn cản sự tích lũy dinh dưỡng khoáng trong dung dịch. Chu trình sống được chia thành 3 giai đoạn sau đây (tương ứng với 3 loại dung dịch bổ sung):

- Giai đoạn đầu của sự phát triển cây: thường là mô lá (starter solution).
- Giai đoạn phát triển: trong suốt giai đoạn phát triển thân và lá phát triển như nhau (vegetative refill solution).

Sự phát triển của rễ xảy ra chủ yếu ở giai đoạn đầu và ít quan trọng hơn ở giai đoạn sau. Trong suốt giai đoạn trưởng thành, rễ rất ít phát triển và gần như ngưng hẳn.

* Nồng độ ion trong dung dịch

Được xác định bởi tỷ lệ thoát hơi nước. sự thoát hơi nước quyết định tỷ lệ tiêu thụ nước, sự phát triển quyết định tỷ lệ tiêu thụ dinh dưỡng khoáng (sự vận chuyển dinh dưỡng khoáng từ dung dịch sang cây). Ước lượng sự thoát hơi nước đối với sự phát triển của cây trong môi trường thủy canh là 300 – 400 kg (litres) nước/1kg sinh khối khô. Tỷ lệ chính xác tùy thuộc vào độ ẩm không khí, độ ẩm khi thấp sẽ làm tăng sự thoát hơi nước nhưng không tăng sự phát triển. Lượng CO2 cao làm đóng khẩu và tăng quá trình quang hợp, chính vì vậy sự thoát hơi nước đến một tỷ lệ nào đó sẽ giảm xuống còn 200kg nước/1kg sinh khối khô.

Hiểu biết về tỷ lện này sẽ rất có lợi trong việc quyết định nồng độ tương ứng cho dung dịch bổ sung. Tổng nồng độ ion có thể được duy trì bằng cách điều chỉnh tính dẫn điện của dung dịch. Nếu tính dẫn điện gia tăng, cần làm loãng dung dịch bổ sung, nhưng thành phần chất dinh dưỡng vẫn phải giữ nguyên. Tính dẫn điện không thay đổi nhanh cho nên chỉ cần theo dõi vài lần trong tuần.

* Sự vận chuyển của dinh dưỡng khoáng trong dung dịch

Các dinh dưỡng khoáng thiết yếu có thể được đặt theo 3 nhóm sau đây dựa trên cách mà chúng bị loại ra khỏi môi trường dinh dưỡng ( do cây hấp thu):

- Nhóm 1: NO3, NH4, P, K, Mn các chất này được hấp thu một cách chủ động nhờ rễ và bị loại ra khỏi môi trường trong vài giờ.
- Nhóm 2: Mg, S, Fe, **, Mo, C các chất này được hấp thu ở mức trung bình và bị loại khỏi môi trường nhanh hơn nước.
- Nhóm 3: Ca, B, các chất này được hấp thu một cách thụ động và thường tích lũy trong dung dịch.

Một trong những khó khăn trong việc theo dõi và điều chỉnh từng loại ion là nồng độ nhóm 1 phải được giữ ở mức thấp nhất nhằm ngăn cản sự tích lũy chất độc trong mô thực vật. Tuy nhiên, nồng độ thấp thì rất khó theo dõi và điều chỉnh.

Nếu nồng độ chất dinh dưỡng cao thì điều này cho biết là cây cần thêm nước, do đó nước được thêm vào là cần thiết (nước được thêm vào bởi hoạt động của cây).

Khi nồng độ chất dinh dưỡng giảm hơn mức cho phép thi cây cần bổ sung dưỡng chất nhiều hơn nước.

Điều chú ý là việc bổ sung muối khoáng hay nước còn phụ thuộc vào mùa vụ gieo trồng. Vào những tháng mưa nhiều, ít nắng thì bổ sung nước vào là ít cần thiết, vì nhu cầu nước cần thiết cho sự quang hợp và lượng nước bốc hơi không quan trọng.

Nếu chỉ bổ sung nước mà không chú ý bổ sung khoáng chất thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm có thể làm giảm hương vị của rau quả. Trong thực tế việc trồng thủy canh ở Úc cho thấy điều trên khi trồng các loại rau ăn lá như: cải xà lách, cải ngọt, rau cần tây…
Trong đa số các loại cây thì nồng độ tổng cộng của chất dinh dưỡng trong khoảng từ 500 ppm – 2000 ppm để không làm ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của tế bào.

Tuy nhiên ở một số loại cà chua, dây tây, cần nồng độ môi trường dinh dưỡng cao khoảng 3500 ppm, hoặc nồng độ dinh dưỡng có giá trị thấp như cải xà lách xoong và giá trị trung bình như dưa chuột.

Tùy thuộc vào giai đoạn tăng trưởng và phát triển của cây, cho nên việc thêm vào dung dịch bổ sung theo một tần số nhất định là điều không cần thiết. Các chất dinh dưỡng được hấp thu nhanh chóng sẽ dễ dàng được biến đổi trong mô thực vật, có nghĩa là cây có khả năng dự trữ chất dinh dưỡng trong rễ, thân, lá và sẽ nhanh chóng biến đổ cho nhu cầu cần thiết của cây.

Cây sẽ nhanh chóng lấy đi vài loại khoáng thường dùng trong khi lại tích lũy các chất khác. Cho nên nồng độ của N, P, K trong dung dịch có thể ở mức thấp (0,1 mM hoặc vài ppm) bởi vì các chất này đã được hấp thu vào cây. Việc duy trì dinh dưỡng khoáng ở nồng độ cao trong dung dịch có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng do cây đã hấp thu các chất quá nhiều.




Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.
Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).

GIỚI-THIỆU

Để làm quen với phuơng-pháp trồng cây nầy, tôi tìm hiểu và ngạc-nhiên thấy rằng cách trồng nầy không mới.
1.1Quá-khứ

Từ xa xưa, vườn treo Babylon, vườn nổi Aztecs của Mexico … và hàng mấy thế-kỷ trước niên-lịch người Ai-cập cũng đã trồng cây trong nước rồi!

Những thử-nghiệm được ghi lại của khoa-học-gia người Bỉ Jan Van Helmont năm 1600 cho thấy cây nhận nhiều chất từ nước. Ông trồng một cây liễu nặng 2kg trong một ống đựng 180 kg đất khô, được che-chắn cẩn-thận dể chắc-chắn rằng không có bất cứ gì khác sẽ được thêm vào, kể cả bụi bặm. Ông tưới bằng nưóc mưa và nuôi trồng cây liễu nầy suốt 5 năm. Rồi ông đem cây và đất ra cân. Cây tăng trọng-lượng đáng kể : 135 kg. Trong khi đất nhẹ đi mất 60 gram! Ông xác-nhận điều được cho rằng cây nhận chất bổ từ nước là đúng. Nhưng ông không nhận thấy rằng cây cũng nhận oxy và carbon dioxide từ không-khí nữa…

99 năm sau, John Wơdward, một người Anh lập lại thí-nghiệm trên nhưng bằng nhiều ống, mỗi ống đựng một số lượng đất nhiều ít khác nhau. Kết-qủa các cây trong các chậu có nhiều đất phát-triển nhiều hơn chậu ít đất. Do đó ông kết-luận rằng cây lớn lên do phần lớn các chất hút từ đất chớ không phải chỉ riêng từ nưóc.

Cuộc nghiên-cứu tiếp-tục, mục-đích biết rõ thêm tên các chất mà cây cần để tăng-trưởng. Các kỹ-thuật tìm tòi càng lúc càng phức-tạp trong lãnh-vực hóa-học. Mãi đến giữa thế-kỷ 19, một nhà hóa-học người Pháp Boussingault (1851) đã cho ra kết-qủa là cây cần chủ-yếu là nước, trong đó có hydrogen và oxygen cùng với carbon từ khí trời công với nitrogen và một số khoáng-tố.

Cuộc tìm kiếm không ngừng. Các nhà khảo-cứu sau đó đã có thể trình-diễn cho thấy cây tăng-trưởng trong gía-thể trơ (không chứa bất cứ chất gì). Gía-thể trơ nầy được làm ẩm bằng nước có pha các khoáng-tố cây cần.

Người ta còn đi xa hơn bằng cách hoàn-toàn không dùng một chút giá-thể nào mà chỉ cung-cấp cho cây dung-dịch nước pha các khoáng-tố theo nhu-cầu của cây mà thôi. Thành-đạt nầy do bởi hai khoa-học gia người Đức, Sachs (1860) và Knop (1861). Đây là khởi-thủy của phương-pháp trồng cây bằng dung-dịch dinh-dưởng, tiền-thân của phương-pháp thủy-canh ngày nay.

st

Các yêu cầu cơ bản của thủy canh

Đất có khả năng duy trì nhiệt độ và độ thoáng khí cần thiết cho sự sinh trưởng rễ. Khi đất bị thoái hóa, sự sinh trưởng và năng suất cây cũng giảm do độ thoáng khí và nhiệt độ không phù hợp. Việc trồng cây không thể thực hiện trong điều kiện thoát nước kém do những vấn đề trên. Đất tự điều chỉnh để phù hợp với sự tăng trưởng của cây, đó gọi là hoạt động đệm của đất. Thực vật cũng hấp thu chất dinh dưỡng được tiết ra thông qua sự khoáng hóa tự nhiên.

Trong một dung dịch hoặc một môi trường trơ, việc duy trì độ acid hay độ kiềm (dựa vào pH), độ dẫn điện (EC) trong một khoảng giấ trị phù hợp với hệ thống rễ của thực vật được gọi là hoạt động /đệm. Việc này cần phải được thực hiện nhân tạo trong các hệ thống thủy canh. Ở bất kỳ hệ thống thủy canh nào, các yêu cầu cơ bản sau cần được duy trì ở mức độ thích hợp:

-Hoạt động đệm của nước hay của giá thể trơ được sử dụng.
-Dung dịch dinh dưỡng hoặc hỗn hợp phân bón phải chứa tất cả các thành phần vi lượng và đa lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
-Hoạt động đệm của dung dịch dinh dưỡng trong khoảng phù hợp để hệ thống rễ hoặc giá thể trơ không bị ảnh hưởng.
-Nhiệt độ và độ thoáng khí cảu giá hể trơ hoặc dung dịch dinh dưỡng phải phù hợp với hệ thống rễ.

Hệ thống thủy canh không hồi lưu

Còn gọi là hệ thống mở, dịch dinh dưỡng không tuần hoàn mà chỉ được sử dụng 1 lần và khi nồng độ chất dinh dưỡng giảm, pH hay độ dẫn điện thay đổi, dịch sẽ được thay thế.
-Kỹ thuật ngâm rễ: cây được trồng trong chậu chứa các giá thể trơ có good luckc lỗ để rễ có thể phát triển ra bên ngoài chậu và để trong một chậu lớn hơn chứa dung dịch dinh dưỡng. Chậu giá thể chứa cây ngập trong dung dịch khoảng 2 – 3 cm, một số rễ của cây được ngâm trong dung dịch còn một số khác lại nằm trong giá thể tiếp xúc với không khí nhiều hơn.
-Kỹ thuật nổi: cây được nuôi trong chậu cố định trên vật liệu nhẹ nổi trên mặt dung dịch dinh dưỡng và dung dịch được thông khí nhân tạo.
-Kỹ thuật mao dẫn: với kỹ thuật này, có hai loại chậu được sử dụng. Cây được trồng trong chậu chứa các giá thể, dung dịch dinh dưỡng chứa từ một chậu chứa bên dưới được mao dẫn lên tới chậu chứa cây ở trên thông qua dây dẫn (có thể bằng bong gòn, tim đèn hay dây dù)


You do not have sufficient rights to see the hidden data contained here.





Hệ thống thủy canh hồi lưu
Còn gọi là hệ thống đóng, nghĩa là dịch dinh dưỡng được bơm qua hệ thống rễ cây và dịch dư được thu nhận, làm đầy và tái sử dụng.
-Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng: với hệ thống này, dung dịch dinh dưỡng chuyển qua các kênh có độ dốc tạo ra một lớp mỏng dinh dưỡng trong kênh và tiếp xúc trực tiếp với rễ cây để cung cấp dinh dưỡng.
-Kỹ thuật dòng sâu: với loại hệ thống này, dung dịch dinh dưỡng chảy qua các ống nhựa PVC và tiếp xúc với rễ cây bằng cách thấm qua các chậu chứa giá thể và có good luckc lỗ. Hệ thống sắp xếp các ống nhựa theo hình zig zag tận dụng được không gian nuôi cấy rất tốt, thể hiện một trong các thế mạnh của thủy canh.


trồng cây không cần đất
Mô hình, dung dịch dinh dưỡng và giá thể là 3 yếu tố quan trọng nhất để hình thành nên một hệ thống thủy canh.
Mô hình thủy canh thì như bác ntx123 đã giới thiệu gồm có hồi lưu và không hồi lưu. Nhưng theo em biết ngoài 2 hệ thống nêu trên thì mô hình thủy canh còn có 2 hệ thống khác nữa là: hệ thống thủy canh có sử dụng giá thể rắn (gồm: kỹ thuật túi treo, kỹ thuật túi tăng trưởng, kỹ thuật rãnh, kỹ thuật chậu môi trường) và hệ thống khí canh. Tuy nhiên hồi lưu và không hồi lưu là phổ biến nhất, còn khí canh lại là một lĩnh vực khác (có dịp sẽ cùng mọi người bàn luận)
Em thấy rất nhiều người thắc mắc về cách pha dung dịch dinh dưỡng cho thủy canh nhưng mấy ai quan tâm đến các điều kiện mà dung dịch thủy canh phải đáp ứng trước khi biết cách và bắt tay vào pha. Vì vậy em xin phép được giới thiệu về dung dịch dinh dưỡng của thủy canh còn cách pha các môi trường thi hẹn mọi người ở bài sau nha.




Trong hệ thống thủy canh, tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết được cung cấp cho cây ở dạng dung dịch, chứa muối khoáng và phân bón tan trong nước.

Phương pháp thủy canh cho phép người canh tác kiểm soát các thành phần cần thiết bằng cách điều chỉnh hay thay đổi dung dịch dinh dưỡng cho phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của cây và cung cấp chúng với một lượng cân bằng. Các chất dinh dưỡng hiện diện ở dạng ion trong dung dịch thủy canh, cây trồng không cần phải tìm kiếm hay cạnh tranh với các sinh vật khác như khi trồng trong đất. Do đó, việc tối ưu hóa điều kiện dinh dưỡng của hệ thống thủy canh cũng dễ hơn nhiều so với trong đất.

Dung dịch dinh dưỡng dung cho dung dịch thủy canh phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Độ pH: giá trị pH tối thích nằm trong khoảng 5.8 - 6.5. Giá trị pH càng lệch ra khỏi khoảng này thì càng có ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống thủy canh, pH trên 7.5 sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt và có thể xảy ra hiện tượng úa vàng thân, pH dưới 6.0 sẽ làm giảm mạnh khả năng hòa tan acid phổphhiicc, ion calcium và mangan. Có thể sử dụng các chất đệm hóa học để giữ ổn định giá trị pH.

- Độ dẫn điện: Giá trị độ dẫn điện (EC) tốt nhất là trong khoảng 1.5 - 2.5 dS/m. Giá trị Ec cao hơn sẽ ngăn cản sự hấp thu dinh dưỡng, Ec thấp sẽ ảnh hưởng đến sức sống và năng suất cây. Khi cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước từ dung dịch, tổng nồng độ muối và EC đều thay đổi.

- Tính dung hợp của các thành phần trong dung dịch dinh dưỡng: tránh những loại công thức pha chế dung dịch có chứa nhiều tạp chất như cát, đất sét, hay bùn; cũng cần tránh các công thức pha chế có chứa các muối không hòa tan hoặc kém hòa tan, hay có chứa các chất tương tác với nhau tạo ra chất không tan

st

Theo như kết-qủa của những cuộc nghiên-cứu sớm sủa trên, người ta có thể thực-nghiệm để thấy rằng cây cối tăng-trưởng bình-thưòng bằng cách nhúng rễ vào trong nước có pha các khoáng-tố : nitrogen (N), phosphorus (P), sulfur (S), potassium (K), calcium (Ca) and magnesium (Mg) là những chất được xem như là thành-tố chính dinh-dưởng cây, ngoài ra còn có thêm một số chất khác, tuy chỉ cần một lượng nhỏ, gọi là tế-nguyên (hay vi-lượng) nhưng cây rất cần để phát-triển mạnh. Đó là sắt (Fe), Chlorine (Cl), manganese (Mn), boron (, kẽm (Zn), đồng (**) và molybdenum (Mo).

Những năm sau đó, các nhà nghiên-cứu đã triển-khai nhiều công-thức căn-bản cho dung-dịch dinh-dưởng. Trong khoảng thời-gian nầy, các công-thức đó vẫn còn nằm trong phòng thí-nghiệm cho đến vào khoảng 1925 khi nông-gia ở nhiều nơi bắt đầu dùng nhà kiếng trong nông-nghiệp. Ý-niệm tạo một khoảng bầu trời thu nhỏ lại (trong nhà kiếng), với những điều-kiện tối-ưu cho cây sinh-trưởng kể cả tại những vùng khí-hậu khắc-nghiệt đã thổi một luồng sinh-khí cho ngành viên-học và cho những nhà trồng rẫy. Nhưng chẳng bao lâu, có vấn-đề nãy sinh về cấu-trúc của đất, phân-bón tồn-đọng và các loại sâu, trùng (nhất là tuyến-trùng nematode). Để vượt qua, người ta bắt đầu nghĩ đến các tìm tòi đã từng được thử-nghiệm cung-cấp dung-dịch dinh-dưởng cho cây với qui-mô lớn để sản-suất trong nông-nghiệp hoàn-toàn khác hẵn với lối canh-tác cổ-truyền. Giữa 1925-1935 là khoảng thời-gian ráo-riết hoàn-thiện để đưa phương-pháp nầy từ phòng thí-nghiệm ra sản-xuất cho người tiêu-dùng.
Tài liệu sưu tầm
ksvdc
Phong Lan Rừng là Chính Tôi

FB:https://www.facebook.com/vdcbmt

TưvấnKỹthuậtnôngnghiệp

ĐT:0942130717

Quay về đầu
 Trả lời bài  Trả lời bài 
  Share Topic   

Di chuyển nhanh Những sự cho phép của diễn đàn Xem từ trên xuống

Forum Software by Web Wiz Forums® version 11.03
Copyright ©2001-2014 Web Wiz Ltd.

Trang này được hoàn thành trong 0.266 Giây.