[Diễn đàn] [Diễn đàn] > Rau Và Sức Khỏe Cộng Đồng > Thực Trạng Rau Trên Thị Trường
Điều lệ sinh hoạt   Có bài mới Có bài mới Kênh RSS - Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm !...
  Tìm kiếm trong diễn đàn   Events   Đăng ký Đăng ký  Đăng nhập Đăng nhập


HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018


VĂN HÓA - QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ NỘI QUY DIỄN ĐÀN RAU SẠCH

Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm !... - Sự kiện ngày: 09 Sep 2007

 Trả lời bài  Trả lời bài  Trang  <1234>
Tác giả
Nội dung
  Chủ đề  Tìm kiếm Chủ đề Tìm kiếm  Tùy chọn chủ đề Tùy chọn chủ đề
fairfood Xem từ trên xuống
Member
Member


Gia nhập: 18 Nov 2013
Status: Offline
Points: 0
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn fairfood Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 19 Nov 2013 lúc 11:15pm
Chào cả nhà em xin làm phiền mấy phút.Em đang khảo sát về việc tiêu dùng thực phẩm sạch ở Vietnam.Dưới đây là form khảo sát ,câu trả lời dạng lựa chọn.Em rất hy vọng các bạn có thể bớt chút thời gian ghé qua site và trả lời cho e những thông tin đó.Chân thành cảm ơn.Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ.
https://docs.google.com/forms/d/1LdOJy-OPgK5RwgG_o4XWsVrXSzBNxgjFZIW-vu0Putg/viewform
Hotline:0968505870
yahoo:souvenircuba
http://suanannga.blogspot.com/
Quay về đầu
tranthai222 Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 01 Sep 2013
Địa chỉ: BRVT
Status: Offline
Points: 2
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn tranthai222 Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 25 Nov 2013 lúc 10:59am
Bạn khảo sát nhằm mục đích gì vậy bạn? nên nêu rõ thì sẽ có nhiều nguời tham gia hơn.
Với lại bạn tạo cái link đề khi click chuột vào nó sẽ tự hiện ra trang khảo sát, như thế sẽ có nhiều người xem thử hơn và biết đâu họ sẽ tham gia khảo sát giúp bạn.
Quay về đầu
thetri1975 Xem từ trên xuống
Ban Quản Trị
<font color=blue>Ban Quản Trị</font>

KIỂM SOÁT VIÊN

Gia nhập: 20 Sep 2013
Status: Offline
Points: 548
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn thetri1975 Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 24 Dec 2013 lúc 10:50am
Điểm mặt những thành phần làm hại người Việt vì tham lam và ngu dốt nè :
Quay về đầu
thetri1975 Xem từ trên xuống
Ban Quản Trị
<font color=blue>Ban Quản Trị</font>

KIỂM SOÁT VIÊN

Gia nhập: 20 Sep 2013
Status: Offline
Points: 548
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn thetri1975 Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 07 Mar 2014 lúc 10:34am
Thêm vài bài nữa nè :
"...Ở Vân Nội - một trong những vùng chuyên canh rau lớn nhất Hà Nội - thuốc BVTV độc hại vẫn được chuộng còn các chính sách hỗ trợ có vấn đề...."
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/164459/chuyen-dong-troi-o-lang-rau-sach-lon-nhat-ha-noi.html

"...Sợ mua phải đồ bẩn, nhiều người chọn siêu thị là nguồn cung thực phẩm chính. Thế nhưng, vào siêu thị khách hàng vẫn bị lừa bởi thói lưu manh chợ trời. Hàng loạt vụ hàng hóa không rõ nguồn gốc mang mác hàng sạch, chất lượng cao... bày bán trong siêu thị đã khiến niềm tin của người tiêu dùng vào cái nơi tưởng chừng có thể bấu víu ấy đã vụt tắt...."
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/163172/tin-vao-sieu-thi--gap-thoi-luu-manh-cho-troi.html
Quay về đầu
Haisan37 Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 25 Jun 2014
Địa chỉ: Phan Thiết
Status: Offline
Points: 75
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Haisan37 Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 18 Nov 2014 lúc 5:50pm
Đang thu hoạch trái đậu bắp nhưng đầu bờ ruộng có hai thùng thuốc tăng trưởng cây trồng đã được pha chế sẵn để “tắm” cho trái đậu bắp trước khi thu hoạch.

Sắm vai người đang tìm kiếm, học hỏi kinh nghiệm trồng rau để về áp dụng vào công việc tăng gia sản xuất, chúng tôi thâm nhập thực tế tại những cánh đồng rau trên địa bàn hai xã Bàu Năng và Chà Là thuộc huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh). Những nông dân trồng rau tại đây chỉ dẫn chúng tôi khá tận tình, kể cả những kinh nghiệm thuộc loại “bí mật” riêng cũng được họ “bật mí".



Thuốc tăng trưởng pha chế sẵn được chuẩn bị “tắm” cho rau quả.


Ông Vàng, chủ vườn dưa leo và khổ qua ở cánh đồng rau xã Bàu Năng cho biết đứng đầu trong các loại rau quả có tần suất phun thuốc cao là dưa leo, kế đến là khổ qua, đậu bắp, rau cải, bí đao… “Dưa leo từ khi tạo trái đến thu hoạch chỉ cần chừng 7-10 ngày.

Cứ 2 ngày phun thuốc một lần, nếu ít bị ruồi vàng hay sâu tấn công thì giãn ra làm 3 ngày/lần. Có thể tăng liều lượng thuốc tuỳ tình trạng ruộng dưa. Vừa phải phun thuốc trừ sâu, đuổi ruồi vàng vừa phải phun thêm thuốc làm cho trái đều, đẹp nữa”- ông Vàng nói. Cũng theo lời ông, với tần suất thu hoạch 2-3 ngày/đợt đối với dưa leo, khoảng cách từ lần phun thuốc cuối cùng đến khi đem ra chợ bán chỉ khoảng… 24 giờ.

Ông Vàng cho biết thêm: khó có thể tính được một lứa dưa leo cần phải phun bao nhiêu lần thuốc, vì điều này phụ thuộc vào thời tiết, nhưng tính sơ sơ cũng cỡ… vài chục đợt, nào phun kích thích rễ, lá, nào phun cho hoa đậu trái, rồi còn phun để kích thích trái lớn nhanh, đẹp mắt…

Tiền phân bón, tiền thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một công dưa leo chiếm khoảng vài triệu đồng. Cũng theo ông Vàng, nhờ được phun thuốc mạnh, dưa mới cho sản lượng 4-5 tấn trái/công và như vậy người trồng mới có lời được.

Bên cạnh dưa leo, rau cải cũng được cho vào danh sách bị “tắm” hoá chất nhiều nhất. Với loại rau ăn lá rất phổ biến này, trong suốt thời gian 2 tháng từ lúc trồng, chăm sóc cho tới ngày thu hoạch, trung bình cứ một công rau cải tốn chừng 3 triệu đồng tiền thuốc và phân bón các loại.



Bí đao được tập kết tại một vựa rau quả.


Một nông dân trồng bí đao gần đó khẳng định: ở cánh đồng này, trồng rau mà không phun thuốc thì không thể có rau để thu hoạch, bởi sâu bệnh bây giờ nhiều lắm. Và người trồng phải thường xuyên phun các loại thuốc kích thích cho rau quả thì năng suất, sản lượng mới cao (gấp nhiều lần so với việc trồng “chay”- không phun thuốc). Có “no nê” thuốc thì rau quả mới có được vẻ tươi non, bóng bẩy, bắt mắt người tiêu dùng.

Trên cánh đồng rau ở xã Chà Là, qua quan sát, chúng tôi thấy có khá nhiều vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng vứt vương vãi khắp nơi. Coi nhãn hiệu thấy tên: Sha chong Shuang; Marshal, Emaben… Trên tất cả nhãn mác đều có ghi lời cảnh báo: cực độc, độ độc cao, hoặc độ độc mạnh. Điều đó cho thấy bà con nông dân trồng rau sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu mà không quan tâm đến tác dụng nguy hại của nó.

Tại cánh đồng đậu bắp bạt ngàn ở xã Bàu Năng, tôi thấy một người đàn ông đeo khẩu trang kín mít đang phun thuốc cho các luống đậu bắp đang vào mùa thu hoạch sai trĩu trái. Mùi thuốc bốc lên nồng nặc. Phía đằng sau là những luống đậu bắp đã được phun thuốc xong cách đó vài giờ.

Cùng thời điểm, có vài người đang thu hoạch trái đậu bắp. Đầu bờ ruộng, có hai thùng thuốc tăng trưởng cây trồng đã được pha chế sẵn để “tắm” cho trái đậu bắp trước khi thu hoạch.

Hỏi thì được biết, không chỉ đậu bắp mà bất cứ loại rau trái nào cũng đều “sáng phun, chiều hái” hoặc “chiều phun, sáng hái”, bởi có như vậy trông chúng mới xanh tươi, mới đẹp! Nhìn những trái đậu bắp ngon mắt, chúng tôi không khỏi… phát ớn khi nghĩ tới các loại hoá chất độc hại đã ngấm vào đó không biết bao nhiêu mà kể! Sau khi được “tẩm ướp toàn diện” chúng cứ thế ung dung bước lên bàn ăn hằng ngày của mỗi gia đình.

Qua tìm hiểu từ một số nông dân, được biết thói quen của nhiều người hiện nay là cứ thấy cây trồng có dấu hiệu của sâu bệnh là xịt, phun thuốc… với liều lượng càng đậm đặc càng tốt. Người tiêu dùng vô tình sử dụng các loại rau quả tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… chẳng khác nào đưa chất độc vào người, không sớm thì muộn cũng phát sinh bệnh tật nguy hiểm.

Ở một cửa hàng vật tư nông nghiệp tại TP. Tây Ninh, chị bán hàng khá bận rộn bởi lượng khách tới đây mua phân bón, các loại thuốc dùng cho cây trồng khá đông. Ở đây các loại thuốc dành cho rau quả thứ gì cũng có: thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, tạo trái… với giá khá rẻ.

“Cây non thì phun thuốc kích thích rễ, cây lớn thì kích thích lá, ngọn. Dưa leo, bí đao, khổ qua thì phải dùng thêm thuốc tạo trái, kích cho lớn trái, đều, đẹp, bóng… Em lấy loại nào?”- chị bán hàng hỏi rồi không cần chờ câu trả lời của người mua hàng, chị quay vào sạp lục lọi trong vài giây, bê ra mấy loại thuốc đựng trong chai lọ, túi.

Một chai nhỏ chừng bằng 3 ngón tay có thể hoà trong 5 lít nước- có công dụng làm cho cây bén rễ nhanh, giá chỉ chừng 15.000 đồng. 4 lọ lớn 250ml là thuốc kích thích cho cây trồng tốt lá, vọt đọt và giúp đậu trái, trái mau lớn, bóng mượt... giá mỗi lọ cũng chỉ 25.000- 35.000 đồng. Thì ra, những thứ được gọi là “thần dược” của rau quả lại rất rẻ và rất dễ kiếm.

Nghe và thấy tận tai, tận mắt mới biết suốt vòng đời sinh trưởng của một cây rau, tính từ khi chúng mới được gieo hạt đến khi cho thu hoạch, bất cứ giai đoạn nào cũng đều bị tẩm ướp, tắm táp bằng các thứ chất độc gây nguy hiểm cho sức khoẻ và cả tính mạng con người.

Trong lúc nhiều bà con nông dân trồng rau vẫn còn giữ thói quen sử dụng thuốc hoá học một cách vô tội vạ cho cây trồng, thì tốt nhất người tiêu dùng hãy cảnh giác với các thứ rau quả “to, đẹp bất thường” khi ra chợ chọn mua về để chế biến cho bữa ăn gia đình.

http://soha.vn/song-khoe/rau-qua-tam...6092127598.htm
Quay về đầu
Thuy-canh Xem từ trên xuống
V.I.P Member
V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 31 Jan 2014
Địa chỉ: Sydney
Status: Offline
Points: 1524
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (2) Thanks(2)   Trích dẫn Thuy-canh Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 04 Dec 2014 lúc 3:50am
Chia sẻ bài viết lên twitter
Chia sẻ bài viết lên google+|PrintEmail

Kinh doanh rau sạch: Nhiều chứng nhận, ít đảm bảo

Việc có 20 đơn vị được quyền cấp chứng nhận VietGAP đã khiến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh rau lợi dụng để trà trộn, tung sản phẩm kém chất lượng ra thị trường.

Vì sợ rau nhiễm hóa chất nên thời gian gần đây, chị Hoa (quận 5, TP HCM) thường chọn điểm bán rau uy tín có nhãn mác kiểm định chất lượng mỗi khi đi chợ. Mới đây, chị rất bất ngờ khi mua một bó rau muống dù bọc kỹ, có chứng nhận sạch nhưng vì không dùng hết, chỗ còn thừa không những không héo mà còn nảy mầm rất dài.

“Bình thường nếu để ở nhiệt độ không tốt, rau rất dễ bị thối vì để quá 2 ngày, nhưng nay lại nảy mầm cao chứng tỏ dư lượng chất tăng trưởng lớn, khiến tôi sợ hãi và mất niềm tin vào rau sạch", chị Hoa nói.

2.jpg

Tại Metro, chỉ có khoảng một 1/3 số lượng sản phẩm sau có ghi nhãn mác và nơi sản xuất trên bao bì. Ảnh: Hồng Châu.

Nổi tiếng về cung cấp sản phẩm có chất lượng và đã thí điểm sạp bán rau theo tiêu chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), nhưng nhiều tiểu thương tại chợ Bến Thành (quận I) cho biết rất khó có rau sạch. Trước đây, một số loại rau phải đến mùa mới có nhưng nay có quanh năm, nếu không kích thích tăng trưởng thì người trồng sẽ không có rau bán cho các cơ sở kinh doanh. Ngay cả những cơ sở đạt chất lượng, nếu rau không bóng đẹp thì cũng khó tiêu thụ. Do vậy, rau không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trên thị trường rất hiếm.

“Dù rau có đạt tiêu chuẩn VietGAP cũng khó kiểm soát tốt việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón. Hiện nay mỗi ngày tôi chỉ lấy 10kg rau loại nàynhưng rất ít người mua, có hôm còn ế ẩm vì giá cao. Trước đây, chợ Bến Thành kêu gọi 32 hộ đưa rau VietGAP vào kinh doanh nhưng vì người tiêu dùng không mặn mà nên nay chỉ có 2 đơn vị bán sản phẩm này", chị Thủy, một tiểu thương tại đây nói. Chị cũng cho biết thêm, hiện rất nhiều đơn vị rao bán sản phẩm này nên không biết đâu là sản phẩm đạt chuẩn thật.

Được kiểm tra khắt khe hơn so với chợ, song tại các hệ thống siêu thị TP HCM, khảo sát của VnExpress cũng cho thấy, rất nhiều loại rau không có nhãn mác rõ ràng vẫn được xếp vào khu vực chất lượng.

Cụ thể tại Metro (quận 2), khu rau “từ nông trại đến bàn ăn” của đơn vị này có hàng trăm loại, nhưng chỉ có khoảng một 1/3 số lượng có ghi nhãn mác và nơi sản xuất. Còn tại Big C, Aeon Mall, Co.opmart ngoài những loại rau không đề cơ sở sản xuất thì rau mang nhãn mác VietGAP cũng khá hỗn loạn. Một số loại rau ăn lá như cải bắp, rau dền, cải xanh… trên bao bì có ghi nguồn gốc sản xuất, tiêu chuẩn chứng nhận, số đăng ký và hạn sử dụng. Một số loại khác thì không hề ghi các thông số trên mà chỉ in dòng chữ "sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP"… nên rất khó phân biệt đâu là sản phẩm đạt chuẩn. Tại Co.opmart, sản phẩm được chứng nhận của nhiều cơ sở được in chung trên một bao bì nên rất dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Giải thích việc sử dụng chung một bao bì cho sản phẩm của 4 đơn vị có chứng nhận VietGAP, ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, các cơ sở Anh Đào, Phước An, Tân Trung, Hồng Phong là những đơn vị nằm trong dự án FAPQDCP do Tổ chức Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) tài trợ. Do vậy, các quy trình từ gieo trồng cho tới sản xuất đều tuân theo quy chuẩn chung, cho nên đơn vị thiết kế một bao bì cho dễ nhận diện.

Ông Nhân còn trấn an thêm, để giảm tình trạng hàng kém chất lượng trà trộn, siêu thị vẫn theo dõi và kiểm tra đột xuất các cơ sở, đồng thời có ký hiệu mã số trên bao bì để dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Mặt khác, khi lấy sản phẩm từ những đơn vị này, siêu thị không lấy với số lượng lớn mà chỉ lấy 20% trên tổng số nguồn hàng mà các cơ sở này sản xuất.

3.jpg

Sản phẩm được chứng nhận VietGAP của 4 cơ sở được in chung trên một bao bì. Ảnh: Hồng Châu.

Là một trong những đơn vị cung cấp rau cho các siêu thị theo mô hình VietGAP, ông Phan Minh Khải, Kế toán trưởng Hợp tác xã Phước An cho biết, hiện ở TP HCM có tổng cộng 124 hộ nông dân và 4 cơ sở được cấp chứng chỉ rau VietGAP. Đây là chứng chỉ do Cục quản lý Nông Lâm sản và Thủy sản (trực thuộc Bộ Nông nghiệp) cấp với 65 tiêu chí.

Tuy nhiên, theo ông Khải trên thị trường hiện có rất nhiều chứng nhận do nhiều đơn vị cấp, thậm chí có cả loại 13 tiêu chí nên gây ra nhiều hiểu nhầm trong phân phối cũng như sản xuất sản phẩm này. Mặt khác, ngoài chứng nhận trên, thị trường còn khá nhiều loại chứng nhận khác về rau an toàn như chứng nhận rau hữu cơ...

Cũng chính sự nhập nhằng trên khiến cho nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ lợi dụng tung ra những sản phẩm kém chất lượng. Ông Khải đưa ra dẫn chứng, mỗi tháng hợp tác xã của ông cung cấp ra thị trường 160 tấn rau các loại, trong đó 80% cung cấp cho hệ thống siêu thị ở TP HCM, 20% còn lại xuất khẩu và bán cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, bệnh viện, trường học…

“Vì cam kết đủ số lượng cho các hệ thống siêu thị và doanh nghiệp xuất khẩu nên mỗi tháng lượng rau cung cấp cho các đơn vị nhỏ lẻ rất ít. Chính vì vậy, nhiều nơi đã mua thêm rau bên ngoài không được kiểm định để bán”, ông Khải nói.

Cụ thể, một đơn vị kinh doanh nhận đơn đặt hàng của các bệnh viện, trường học với hợp đồng là 300kg, nhưng khi mua rau ở các cơ sở sản xuất VietGAP họ chỉ được cung cấp 100kg, nên để đủ số lượng họ mua thêm 200kg ở bên ngoài. “Chuyện này rất khó kiểm soát vì họ là những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, việc kiểm tra sản phẩm bán ra thị trường thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý”, ông Khải nhấn mạnh.

Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Đồng Quảng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt cho biết hiện có rất nhiều chứng nhận rau an toàn. Riêng đối với chứng chỉ VietGAP, đây là chứng chỉ phổ biến mang tầm quốc gia và Bộ Nông nghiệp sẽ có quyền chỉ định đơn vị được quyền cấp chứng nhận. Trong đó, Cục Trồng trọt chịu trách nhiệm giám sát các cơ sở trồng trọt, cơ sở sơ chế gắn liền với trồng trọt. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thuỷ sản giám sát chợ đầu mối; truy xuất nguồn gốc sản phẩm không đảm bảo an toàn; kiểm tra tận gốc tại nước xuất khẩu; thẩm tra công nhận nước xuất khẩu. 

Tuy nhiên, cả nước hiện có tới 20 tổ chức được Bộ Nông nghiệp chỉ định chứng nhận VietGAP, dẫn đến việc khảo sát quy trình sản xuất tại các đơn vị đăng ký xin cấp giấy chứng nhận không được chặt chẽ một cách đồng bộ. Trong khi khâu quản lý, thanh tra kiểm soát chất lượng sản phẩm do Sở Nông nghiệp và Chi cục bảo vệ thực vật các địa phương đảm nhận.

Một nhân viên tại hệ thống siêu thị ở TP HCM tiết lộ, mặc dù các siêu thị cam kết hàng chất lượng. Tuy nhiên, cũng rất khó xử lý hết vì khi kiểm định cũng chỉ lấy mẫu ngẫu nhiên. Mặt khác, áp lực sức mua cũng khiến nhiều đơn vị lỏng lẻo hơn trong quản lý. 

VietGAP - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi  hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động. 

Hồng Châu

Quay về đầu
hikaru1412 Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 27 Jun 2012
Status: Offline
Points: 34
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn hikaru1412 Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 07 Jan 2015 lúc 8:00pm
Tính ra nghười ít tiền hay nhìu tiền cũng như nhau....đều đói =))
Vì môi trường RAU an toàn,XANH SẠCH ĐẸP ka ka.....
Quay về đầu
Trinhminh309 Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 18 Sep 2017
Địa chỉ: Hà Nội
Status: Offline
Points: 21
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Trinhminh309 Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 02 Oct 2017 lúc 3:41pm
Rau sạch mà chưa chắc đã sạch bác nhỉ.
Bigfarm.vn
Quay về đầu
ongthannet Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 14 Apr 2014
Địa chỉ: 17a
Status: Offline
Points: 739
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn ongthannet Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 02 Oct 2017 lúc 9:12pm
Hiện nay ở VN người dân may mắn chỉ được rau an toàn, rau hửu cơ. Rau sạch thì không có
Quay về đầu
Trinhminh309 Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 18 Sep 2017
Địa chỉ: Hà Nội
Status: Offline
Points: 21
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn Trinhminh309 Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 03 Oct 2017 lúc 10:11am
Tự trồng tự nuôi vẫn là tốt nhất, tiếc là k phải ai cũng có điều kiện
Bigfarm.vn
Quay về đầu
 Trả lời bài  Trả lời bài  Trang  <1234>
  Share Topic   

Di chuyển nhanh Những sự cho phép của diễn đàn Xem từ trên xuống

Forum Software by Web Wiz Forums® version 11.03
Copyright ©2001-2014 Web Wiz Ltd.

Trang này được hoàn thành trong 0.125 Giây.