[Diễn đàn] [Diễn đàn] > Thảo Luận Về Rau Sạch [đang di chuyển dữ liệu...] > Kỹ Thuật Trồng
Điều lệ sinh hoạt   Có bài mới Có bài mới Kênh RSS - HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NẮM SÒ
  Tìm kiếm trong diễn đàn   Events   Đăng ký Đăng ký  Đăng nhập Đăng nhập


HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018


VĂN HÓA - QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ NỘI QUY DIỄN ĐÀN RAU SẠCH

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NẮM SÒ

 Trả lời bài  Trả lời bài 
Tác giả
Nội dung
  Chủ đề  Tìm kiếm Chủ đề Tìm kiếm  Tùy chọn chủ đề Tùy chọn chủ đề
AX - store Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 05 Jan 2016
Địa chỉ: Đức Diễn - Từ L
Status: Offline
Points: 3
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn AX - store Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Chủ đề : HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NẮM SÒ
    Đã đăng: 05 Jan 2016 lúc 11:54pm
I, HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NẮM SÒ CHO NĂNG SUẤT CAO:
Quy trình cụ thể thì như thế này:
Sau khi lấy bịch nấm về, các bạn có thể treo ngay hoặc để dưới đất, để khoảng 3 - 5 ngày chờ bịch nấm giống chuyển màu trắng vì bịch nấm phải trắng thì mình mới rạch được, cái này thời gian thì tương đối thôi nhé, thời gian dài hay ngắn tùy thuộc bịch được cấy giống khi nào, thường là mình sẽ giao cho các bạn những bịch nấm mà có thể rạch ngay. Mỗi bịch rạch khoảng 6-8 đường xung quanh, dài khoảng 4-6cm, sâu khoảng 2-3mm, khoảng cách giữa các đường rạch đều và so le nhau để có chỗ cho nấm phát triển, mọc ra ngoài không bị chạm nhau.
Sau khi rạch xong thì gỡ nút bông ở bịch, úp miệng túi xuống dưới, treo bịch cách nhau khoảng 10-15cm. Sau khi rạch không được tưới nước trực tiếp lên các bịch, chỉ tưới nước xuống nền nhà hoặc phun nước xung quanh vách để hạ nhiệt độ và giữ ẩm cho không khí. Sau 24h trở đi, ngày tưới 2 – 3 lần phun sương trên các dây treo, đủ ướt các bịch sao cho khu vực treo đạt ẩm 85-90%. Đặc biệt, nên tưới vào lúc 21h – 22h hằng ngày, để hạ hiệt độ, kích thích tơ nấm nhanh kết nụ.
Cách treo: úp miệng túi xuống dưới, treo bịch cách nhau khoảng 10-15cm.
Làm dây treo như thế này, mỗi dây treo được 4-8 bịch, tùy độ cao của giàn bạn treo, các bạn có thể tận dụng các giàn phơi quần áo cũng được
Sau khi rạch khoảng 3-6 ngày (Khi nào thấy nấm bắt đầu mọc ra ngoài theo khe rạch) thì các bạn mới bắt tay vào công việc chăm sóc, đó là tưới nước. Nhớ là tưới nước dạng phun sương nhé. Khoảng 3-4 lần/ngày, tùy điều kiện độ ẩm, trời mưa gió thì chỉ cần khoảng 2 lần/ngày.
Có một kinh nghiệm nhỏ dành cho các bạn là để tạo độ ẩm trong phòng cho nấm thì các bạn có thể đặt 1 ,2 chậu nước gần bịch nấm mà ko lo ảnh hưởng tới việc nhà bẩn, đặc biệt là nhà nào mà là sàn gỗ thì cách này chuẩn luôn, nếu thời tiết quá khô hanh thì các bạn cũng có thể cho nước nóng vào chậu để nước bốc hơi nhanh hơn.
*Thu hoạch: Khi đường kính mũ nấm được khoảng 3-4cm là có thể thu hoạch được rồi. Tránh để già quá ăn sẽ dai và mất ngon. (Cách nhận biết nấm già là khi nhìn thấy “làn khói trắng” bay ra từ cây nấm, đó là các bào tử nấm phát tán - Nấm quá già ở giai đoạn trưởng thành.….)
Nấm bé hơn như này một chút là có thể thu hoạch được rồi.
Cách thu hoạch: Khi hái nấm các bạn nhớ hái hết cả chân nấm ( đây là một thao tác đơn giản nhưng quan trọng để bịch nấm cho năng suất cao nhất). Thu cả cụm, cầm nấm xoay nhẹ cho chân nấm rời ra, thu cả chân nấm, không nên để đứt chân nấm, nếu bị đứt chân nấm thì các bạn dứt chân nấm ra.
*Chú ý: Trước khi thu hoạch thì ngưng tưới nấm khoảng vài tiếng để nấm ko bị ướt, sẽ bảo quán nấm được lâu hơn, nên thu hoạch nấm vào sáng sớm hoặc chiều tối.
*Thu hoạch các đợt kế tiếp: Sau khi thu hoạch lần thứ nhất, để khô 3-4 ngày không tưới, rạch thêm 1- 2 điểm khác (cho nấm ra ở chỗ đó). Khi chỗ rạch thấy sợi nấm đã lại trắng thì bắt đầu tưới phun sương 3-4 lần/ ngày, tạo độ ẩm không khí >80%
Cứ như vậy, thu hoạch 3- 4 lần, thấy bịch đã nhẹ hoặc chuyển màu đen thì bỏ bịch thay đợt khác.
Mỗi một bịch nấm trung bình các bạn nuôi trồng trong khoảng 2-3 tháng sẽ cho ra tổng sản lượng là khoảng 0.4kg đến 0.7kg/bịch
Nói chung là chăm sóc cái giống này khá đơn giản. Các bạn nên trồng tối thiểu từ 5 bịch trở lên để có đủ nấm ăn, vì các bịch có thể thu hoạch đan xen nhau, ít quá (1-2 bịch) thì lại không đủ nấm ăn 1 bữa.
II, CÁCH XỬ LÝ NẤM BỊ KHÔ, BỊ NHIỄM MỐC, ÚNG NƯỚC:
Trồng nấm tại nhà tuy rất dễ nhưng cũng đòi hỏi kiến thức của người trồng nấm, nhiều anh chị mua phôi nấm về chăm sóc rất đơn giản, mầm vẫn ra đều đều. Trong khi đó, nhiều anh chị gặp phải trường hợp nấm chăm hoài mà không ra.
1. Nguyên nhân lớn nhất làm nấm chậm lên là do phôi nấm bị khô. Phôi nấm bị khô sẽ dẫn đến các tơ nấm khô và do đó không thể hình thành tai nấm. bên cạnh đó, nấm chậm/ không mọc còn do nguyên nhân phôi nấm bị nhiễm mốc, nấm tạp hoặc bị úng.
2. Khi chăm sóc quá 10 ngày mà nấm không lên thì các anh chị làm như thế này nhé:
TRƯỜNG HỢP NẤM BỊ KHÔ:
- Bước 1: kiểm tra xem môi trường xung quanh nơi đặt nấm có bị khô và có nhiều gió hay không ( ví dụ bạn để trên sân thượng mà khi bạn đứng có cảm giác oi nóng ). Môi trường khô và nhiều gió sẽ làm phôi nấm bị khô dù bạn có thường xuyên tưới nấm.
- Bước 2: kiểm tra phôi nấm. dùng tay cầm bịch phôi nấm và quan sát. Nếu cảm giác hoặc nhìn thấy bịch nấm quá khô thì chứng tỏ tơ nấm không đủ ẩm, do đó không hình thành tai nấm được.
- Bước 3: xử lý. Bạn nêN xem xét 3 cách xử lý sau:
+ Chuyển nấm sang khu vực khác kín gió và bớt nóng hơn. Sau đó dùng ca nước dội sạch đồng loạt lên bịch nấm, lưu ý chỉ dội bên ngoài, tránh tưới nước vào bên trong bịch nấm. tiếp tục phun nước cho nấm ngày 3 -4 lần, ngày nóng có thể tăng số lần tưới. bên trong bịch nấm nếu chỗ nào đọng nước nhiều thì có thể dùng dao lam khoét lỗ nhỏ để nước thoát ra.
+ Nếu không chuyển nấm sang khu vực khác được, bạn dùng ca nước dội đồng loại lên bịch nấm, tương tự như cách trên. Sau đó dùng bạn hoặc lưới lan xếp nhiều lớp… rồi phủ lên giàn nấm, mục đích của việc này là để giữ hơi nước khi bạn tưới nấm.
+ Khi không thể chuyển vị trí đặt nấm sang nơi khác, bạn cũng có thể tháo bịch phôi nấm ra khỏi giàn treo ( nếu treo nấm trên giàn ) và sau đó xép nấm vào một góc tường và dùng nước sạch tưới xuống sàn nơi đặt nấm. việc này nhằm mục đích cung cấp độ ẩm cho không khí xung quanh nơi đặt nấm thông qua hơi nước bốc lên từ sàn nhà. Sau đó tiếp tực chăm sóc nấm như bình thường.
TRƯỜNG HỢP NẤM BỊ MỐC, NẤM TẠP:
- Trước hết khi mình giao nấm, các bạn nên khiểm tra hiện trạng phôi nấm. Nếu phôi có màu xanh rêu, màu cam hoặc đen tuyền thì báo ngay cho mình để đổi. Thời hạn đổi hàng: trong vòng 10 ngày kể từ lúc m giao nấm. Nếu bịch nấm bị nhiễm mốc sau 10 ngày thì sẽ không được đổi nấm vì trường hợp này bịch nấm bị nhiễm do môi trường đặt nấm tại nhà khách hàng và cách chăm sóc của khách hàng chưa đúng nên dẫn đến bị nhiễm.
- Khi nấm bị mốc, khách hàng cần lưu ý cách ly bịch nấm bị mốc ra khỏi cac bịch khách để tránh lây nhiễm( càng xa càng tốt) Nếu bịch nấm bị nhiễm ít, có thể dùng dao bén cắt bỏ phần phôi nấm và phần nilon bị nhiễm, phần còn lại có thể chăm sóc để tận thu. Nếu bị nhiễm nhiều, nên tiêu hủy.
TRƯỜNG HỢP PHÔI NẤM BỊ ÚNG:
- Biểu hiện: Bịch phôi nấm có màu đne, loang lổ ở một số chỗ, vài chỗ bị đọng nước, dùng tay sờ thì thấy bịch phôi nấm rất mềm, bóp rất dễ vỡ.
- Nguyên nhân: khi tưới nước, nước lọt vào trong bịch nấm nhưng không thoát ra được, lâu ngày nước thấm vào bên trong phôi nấm làm phôi bị úng, mềm và chết tơ.
- Xử lý: phôi nấm bị úng sẽ không thể thu hoạch nấm tiếp đước, do đó bạn có thể băm tơi ra dùng để bón cây cảnh hoặc dùng làm giá thể trồng rau.
Thông tin chi tiết cũng như những hình ảnh cụ thể mong mọi người ghé thăm trang facebook “Nấm Sò” hoặc trang “AX – store”, hoặc tìm theo địa chỉ mail: cunglambanh@gmail.com. Mọi người cũng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0986.190.522/ 0941.080.230I, HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NẮM SÒ CHO NĂNG SUẤT CAO:
Quay về đầu
 Trả lời bài  Trả lời bài 
  Share Topic   

Di chuyển nhanh Những sự cho phép của diễn đàn Xem từ trên xuống

Forum Software by Web Wiz Forums® version 11.03
Copyright ©2001-2014 Web Wiz Ltd.

Trang này được hoàn thành trong 0.172 Giây.