[Diễn đàn] [Diễn đàn] > Thảo Luận Về Rau Sạch [đang di chuyển dữ liệu...] > Kiến Thức Trồng Cây Căn Bản
Điều lệ sinh hoạt   Có bài mới Có bài mới Kênh RSS - Quy trình trồng dư leo
  Tìm kiếm trong diễn đàn   Events   Đăng ký Đăng ký  Đăng nhập Đăng nhập


HƯỚNG DẪN ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN DIỄN ĐÀN - 08.2018


VĂN HÓA - QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ NỘI QUY DIỄN ĐÀN RAU SẠCH

Quy trình trồng dư leo

 Trả lời bài  Trả lời bài 
Tác giả
Nội dung
  Chủ đề  Tìm kiếm Chủ đề Tìm kiếm  Tùy chọn chủ đề Tùy chọn chủ đề
colocynth Xem từ trên xuống
Elite Member
Elite Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 24 Jun 2007
Địa chỉ: Bình Định
Status: Offline
Points: -1
Tùy chọn đăng bài Tùy chọn đăng bài   Thanks (0) Thanks(0)   Trích dẫn colocynth Trích dẫn  Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Chủ đề : Quy trình trồng dư leo
    Đã đăng: 27 Aug 2007 lúc 9:10pm

 

 

* Những quy định chung - Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc đã cấm sử dụng trên rau (Monitor, Azodrin, Furadan...).

 

- Không được sử dụng phân rác tươi, phân hữu cơ chưa qua chế biến.

- Dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, Nitrat, vi trùng gây bệnh cho người và gia súc trong trái dưa leo dưới mức cho phép.

KỸ THUẬT GIEO TRỒNG

- Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào cuối tháng 10 đến tháng 2 và tháng 5 đến tháng 7.

- Chọn đất: Trồng được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt nhẹ, nhiều mùn, chân đất cao đễ thoát nước.

- Chuẩn bị đất: Cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ, tàn dư thực vật. Rạch hàng sâu chừng 15cm, cách nhau 1-1,2m, ranh sâu 25-30cm, luống cao 25-30cm.

- Chọn giống: Có thể sử dụng một trong các số giống lai F1 có năng suất cao như : Happy-14, "33", Pretty swal-low...

- Mật độ gieo thích hợp, lượng hạt giống cần từ 2,5 đến 3,5 kg/ha.

- Phân bón:

Lượng phân (cho 1 ha):

Phân chuồng hoai: 20-25 tấn, Super lân: 200kg, Urê: 150 kg, KCl: 100kg, Bánh dầu: 500kg.

CÁCH BÓN:

- Bón lót: Toàn bộ Lân + 1,5 tấn phân chuồng + 40 kg KCl.

Thúc 1 (2-3 lá thật): 20 kg Urê, rải quanh cách gốc 15cm, xới nhẹ vun gốc lấp phân.

Thúc 2 (leo giàn): 5-10 tấn phân chuồng còn lại + 50kg Urê + 30 kg KCl + 250 kg bánh dầu.

Thúc 3 (ra hoa rộ): 250 kg bánh dầu + 80kg Urê + 30 kg KCl.

- Chăm sóc : Cây có 2-3 lá thật, xới phá ván, vun nhẹ cho cây vững gốc, tỉa bớt hoặc dặm lại những chỗ khuyết, chỉ đễ lại mỗi hốc một cây khỏe nhất. Cây bắt đầu có tua thì cấm chà (chà dài 2m, cắm theo kiểu mái nhà, căng thêm dây cho cây có nhiều chỗ bám). Cây cao 50-60cm tiến hành vét rãnh, vun lần cuối, tưới thấm theo rãnh hoặc bằng vòi sen, mùa nắng tưới ngày 1 lần.

- Thu hoạch: Khi trái lớn, vỏ nhẵn, phẳng gai. Thường 2-3 ngày thu một lần.

QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP TRÊN CÂY DƯA LEO

Trên cây dưa leo thường có 4 loại sâu bệnh hại chính: Bọ trĩ (rầy lửa), sâu xanh ăn lá, bệnh chết cây con và bệnh sương mai. Ngoài ra còn một số đối tượng khác như giòi đục lá, nhện đỏ, bệnh héo xanh vi khuẩn, gây hại ở một vài nơi,

Để phòng trừ những đối tượng dịch hại trên, cần phối hợp thực hiện những biện pháp sau đây:

Biện pháp kỹ thuật canh tác:

- Chọn giống tốt: Nên thay giống địa phương bằng những giống lai F1 có khả năng chống chịu sâu bệnh. Nếu để giống địa phương phải lấy hạt từ trái của cây khỏe.

-Thời vụ: Trồng tập trung gom thời vụ theo từng khu vực để tránh sâu bệnh có điều kiện phát sinh liên tục.

-Mật độ gieo trồng thích hợp để ruộng thông thoáng, tránh trồng quá dày dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập và lây lan.

- Phân bón: Bón cân đối NPK, chú ý không bón quá nhiều đạm vô cơ làm cây yếu dễ bị sâu bệnh phá hại. Không nên tưới dặm Urê trong thời gian thu hoạch để giảm dư lượng Nitrat trong quả. Không bón phân vô cơ sát gốc làm tổn thương cây.

Luân canh: Không luân canh với cây trồng thuộc họ bầu bí như: các loại dưa, bầu, bí, khổ qua, mướp...để giảm sự chu chuyển của sâu giữa các vụ. Nếu có điều kiện có thể luân canh với lúa nước để giảm nguồn sâu bệnh trong đất.

-Biện pháp cơ giới, vật lý:

+ Làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư vụ trước để diệt nhộng và mầm bệnh.

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, ngắt đốt lá già, lá bị nhiễm bệnh sương mai nặng.

+ Tưới phun lên ngọn vào buổi sáng 2-3 ngày một lần để hạn chế bọ trĩ.

+ Bắt sâu bằng tay: Thăm ruộng thường xuyên, chú ý những lá trên ngọn, lá bị cuốn lại để bắt giết sâu, nhộng của sâu xanh ăn lá.

Biện pháp sinh học:

- Bảo tồn thiên địch: hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học trên ruộng dưa để bảo vệ các loài thiên địch như ếch nhái, bò sát, côn trùng ký sinh, ăn thịt sâu hại.

Biện pháp hóa học :

- Chỉ phun thuốc khi cần thiết. Trong giai đoạn thu hoạch nên hạn chế tối đa việc phun thuốc và tăng cường biện pháp vật lý cơ giới như tưới rửa bọ trĩ, bắt sâu ăn lá.

- Có thể sử dụng một trong số các loại thuốc sau đây:

Loại dịch hại

Loại thuốc sử dụng

Liều lượng sử dụng

Cách sử dụng

Bọ trĩ

Confidor 100SL

Polytrin P440BC

Voltage 50EC

8-10 ml/bình 8 lít

15-20 ml/bình 8 lít

8-10 ml/bình 8 lít

Phun khi thấy mặt dưới lá có bọ trĩ nằm rãi rác đều và lấm chấm vàng. Chú ý giai đoạn 25-35 ngày sau gieo

Sâu xanh ăn lá

Polytrin P440BC

Sumicidin 10ND

Sherpa 25ND

Oncol 20BC

15-20 ml/bình 8 lít

8-10 ml/bình 8 lít

10 ml/bình 8 lít

5-10 ml/bình 8 lít

Phun khi có 2-3 con sâu nhỏ (cỡ tăm nhang), áp lực vòi phun mạnh. Chú ý giai đoạn 35-45 ngày sau gieo.

Bệnh chết cây con

Rovral 50BTN

Dithane M- 4580WP

Ridomin MZ72WP

15-20 g/bình 8 lít

30-40 g/bình 8 lít

20 g/bình 8 lít

Phun khi bệnh vừa xuất hiện. Chú ý giai đoạn 1 lá thật. Phun 2 lần định kỳ 7 ngày.

Bệnh sương mai

Antracol 70BTN

Ridomin MZ 72WP

Daconil W75

Tilt

20-30 g/bình 8 lít

20 g/bình 8 lít

15-20 g/bình 8 lít

5-7 ml/bình 8 lít

Phun khi bệnh vừa xuất hiện. Chú ý giai đoạn 3 lá thật đến trước khi ra hoa. Phun 3 lần định kỳ 7-10 ngày một lần.

 

Quay về đầu
 Trả lời bài  Trả lời bài 
  Share Topic   

Di chuyển nhanh Những sự cho phép của diễn đàn Xem từ trên xuống

Forum Software by Web Wiz Forums® version 11.03
Copyright ©2001-2014 Web Wiz Ltd.

Trang này được hoàn thành trong 0.453 Giây.